Các hãng công nghệ ở thung lũng Silicon rút ra một kinh nghiệm xương máu: “thuốc đặc trị” nhiều chuyện đau đầu là đầu tư để lobby tại Capitol Hill – Văn phòng chính phủ Mỹ.
Và Google đang là một ví dụ điển hình nhất cho bài học này. Trong vòng 5 năm qua, gã khổng lồ tìm kiếm từ chỗ gần như không có sự hiện diện nào tại Washington đã trở thành hãng công nghệ chi tiêu nhiều nhất cho các hoạt động lobby trong năm 2009.
"Sự gia tăng các khoản chi cho lobby phản ánh một cách chính xác sự phát triển của công ty, từ chỗ một “chú bé tí hon” trở thành một người khổng lồ", Dave Levinthal, giám đốc truyền thông của Trung tâm hồi đáp chính trị Mỹ nói.
Sự hiện diện của Google ở Washington không chỉ thể hiện ở việc họ “chi đậm” nhất mà người của hãng còn trở thành các “nhân vật thân cận” với các nhà lãnh đạo của chính phủ Mỹ, thậm chí có những nhân viên của Google đã trở thành quan chức nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền của Tổng thống Obama.
Hơn ai hết, Google hiểu rằng họ không thể lặp lại sai lầm mà Microsoft đã từng mắc phải trong những năm 90. Khi đó, Microsoft đã tự phụ về sức mạnh của mình và cố tình lờ đi quyền lực chính trị và cái giá phải trả là hàng loạt những vụ điều tra và phiên tòa độc quyền với những khoản phạt nặng nề.
Google luôn luôn tin rằng họ có một trách nhiệm đặc biệt trong việc làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn và các chiến dịch lobby là một phần trong cuộc thập tự chinh ấy. Trên thực tế, những khoản đầu tư lên đến hàng chục triệu USD này chỉ phản ánh một điều duy nhất: Google đang đi theo bước chân của những đại gia công nghệ khác ở thung lũng Silicon.
Điều này không tốt mà cũng chẳng xấu vì đôi khi những chiến dịch lobby của họ cũng vì quyền lợi của người dùng. Trả lời câu hỏi này, Alan Davidson, người phụ trách các chính sách chính phủ của Google vẫn một mực khẳng định họ đổ tiền cho các chiến dịch lobby chỉ để chứng minh sự “khiêm tốn” của mình, "Chúng tôi hiểu rằng tăng trưởng luôn đi kèm với trách nhiệm và trách nhiệm của chúng tôi là phải thể hiện được tư cách của một hãng dẫn đầu ngành công nghiệp này”.
Bắt đầu thực thi các chiến dịch lobby của mình từ năm 2005. Trong năm 2009, Google đã chi 4,03 triệu USD, đứng thứ 2 trong số các hãng công nghệ Mỹ sau Oracle với 5,1 triệu USD. Bắt đầu từ quý IV/2009, Google đã vượt lên dẫn đầu với các khoản chi trị giá 1,12 triệu USD trong khi Oracle chi 1,05 triệu USD.
Thực ra không chỉ một mình Google “tăng tốc”, tổng số tiền mà top 10 hãng công nghệ hàng đầu thung lũng Silicon đã chi cho hoạt động lobby từ 12,4 triệu USD trong năm 2005 lên 26,4 triệu USD trong năm 2009.
Đại diện của Google không nói cụ thể những vấn đề mà Google đã và đang vận động để được giải quyết là gì nhưng ông này cũng viện dẫn những ví dụ khác như các hãng viễn thông AT&T, Verizon hay Comcast… cũng đã chi tới 17 triệu USD trong năm 2009 từ mức 12 triệu USD của năm 2005.
“Đầu tư cho các hoạt động lobby không có gì là sai vì nó thể hiện các doanh nghiệp và chính phủ đã gần nhau hơn nhưng thật nguy hiểm nếu các hãng lạm dụng việc này để che mắt khách hàng cũng như dư luận”, tờ New York Times có lần đã bình luận và lấy dẫn chứng là dự án Google Books.
Và Google đang là một ví dụ điển hình nhất cho bài học này. Trong vòng 5 năm qua, gã khổng lồ tìm kiếm từ chỗ gần như không có sự hiện diện nào tại Washington đã trở thành hãng công nghệ chi tiêu nhiều nhất cho các hoạt động lobby trong năm 2009.
Google ngày càng trở nên “thân thiết” với chính quyền của Tổng thống Obama. |
Sự hiện diện của Google ở Washington không chỉ thể hiện ở việc họ “chi đậm” nhất mà người của hãng còn trở thành các “nhân vật thân cận” với các nhà lãnh đạo của chính phủ Mỹ, thậm chí có những nhân viên của Google đã trở thành quan chức nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền của Tổng thống Obama.
Hơn ai hết, Google hiểu rằng họ không thể lặp lại sai lầm mà Microsoft đã từng mắc phải trong những năm 90. Khi đó, Microsoft đã tự phụ về sức mạnh của mình và cố tình lờ đi quyền lực chính trị và cái giá phải trả là hàng loạt những vụ điều tra và phiên tòa độc quyền với những khoản phạt nặng nề.
Google luôn luôn tin rằng họ có một trách nhiệm đặc biệt trong việc làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn và các chiến dịch lobby là một phần trong cuộc thập tự chinh ấy. Trên thực tế, những khoản đầu tư lên đến hàng chục triệu USD này chỉ phản ánh một điều duy nhất: Google đang đi theo bước chân của những đại gia công nghệ khác ở thung lũng Silicon.
Điều này không tốt mà cũng chẳng xấu vì đôi khi những chiến dịch lobby của họ cũng vì quyền lợi của người dùng. Trả lời câu hỏi này, Alan Davidson, người phụ trách các chính sách chính phủ của Google vẫn một mực khẳng định họ đổ tiền cho các chiến dịch lobby chỉ để chứng minh sự “khiêm tốn” của mình, "Chúng tôi hiểu rằng tăng trưởng luôn đi kèm với trách nhiệm và trách nhiệm của chúng tôi là phải thể hiện được tư cách của một hãng dẫn đầu ngành công nghiệp này”.
Bắt đầu thực thi các chiến dịch lobby của mình từ năm 2005. Trong năm 2009, Google đã chi 4,03 triệu USD, đứng thứ 2 trong số các hãng công nghệ Mỹ sau Oracle với 5,1 triệu USD. Bắt đầu từ quý IV/2009, Google đã vượt lên dẫn đầu với các khoản chi trị giá 1,12 triệu USD trong khi Oracle chi 1,05 triệu USD.
Thực ra không chỉ một mình Google “tăng tốc”, tổng số tiền mà top 10 hãng công nghệ hàng đầu thung lũng Silicon đã chi cho hoạt động lobby từ 12,4 triệu USD trong năm 2005 lên 26,4 triệu USD trong năm 2009.
Đại diện của Google không nói cụ thể những vấn đề mà Google đã và đang vận động để được giải quyết là gì nhưng ông này cũng viện dẫn những ví dụ khác như các hãng viễn thông AT&T, Verizon hay Comcast… cũng đã chi tới 17 triệu USD trong năm 2009 từ mức 12 triệu USD của năm 2005.
“Đầu tư cho các hoạt động lobby không có gì là sai vì nó thể hiện các doanh nghiệp và chính phủ đã gần nhau hơn nhưng thật nguy hiểm nếu các hãng lạm dụng việc này để che mắt khách hàng cũng như dư luận”, tờ New York Times có lần đã bình luận và lấy dẫn chứng là dự án Google Books.