Ngày ra mắt của Windows 7 càng đến gần bao nhiêu thì cuộc chiến giữa Microsoft và các nhà sản xuất PC càng trở nên nóng hơn bấy nhiêu. Ngòi nổ của cuộc chiến này là chính sách giá bán phiên bản hệ điều hành Windows mới này.
Kinh tế thế giới suy thoái, giá cả phần cứng đi xuống, đường tăng trưởng kinh doanh gần như thẳng tưng kéo lợi nhuận của nhà sản xuất PC đi xuống… thực trạng này đã càng khiến cuộc chiến được nói đến trên đây trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Mù tịt chính sách giá
Windows 7 được kỳ vọng sẽ giúp chấm dứt những phàn nàn về phiên bản hệ điều hành nhiều lỗi Windows Vista kéo dài dai dẳng nhiều năm qua đồng thời sớm “hồi phục sức khỏe” cho “con gà” Windows tiếp tục “đẻ trứng vàng”.
Những phản ứng đầu tiên về Windows 7 nhìn chung là khá tốt nhưng cộng đồng người dùng vẫn chưa thực sự hài lòng bởi đến nay họ vẫn chưa hề biết chút gì về chính sách giá cả sẽ được áp dụng với phiên bản hệ điều hành này.
Nhiều chuyên gia phân tích và nhà sản xuất PC từng tiết lộ giá bán phiên bản Windows 7 Starter Edition – phiên bản Windows 7 cơ bản nhất – có giá lên tới 50 USD – tức đắt gấp 3 lần phiên bản Windows có giá rẻ nhất hiện nay.
Đổi lại Starter Edition lại không hề có những tính năng cốt lõi như tính năng bảo mật cao cấp hay giao diện đồ họa đẹp đẽ được quảng cáo rất nhiều ở Windows 7. Để được trải nghiệm những tính năng đó người dùng sẽ phải chi ít nhất 50 USD nữa để được nâng cấp lên phiên bản cao cấp hơn.
Các nhà sản xuất PC không đồng tình và đề nghị Microsoft giảm giá. Song Microsoft đã thẳng thừng từ chối. Có vẻ như Microsoft giờ đây chuyển sự chú ý sang mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thay vì mở rộng thị trường như trước đây.
Microsoft hiện vẫn từ chối cung cấp thông tin về chính sách giá Windows 7 mà chỉ thường xuyên ca ngợi hệ điều hành này. Giám đốc điều hành Microsoft Steve A. Ballmer tuyên bố Windows 7 “là phiên bản Windows tốt nhất từ trước đến nay”.
Tình hình chung
Thực chất vấn đề lợi nhuận không chỉ là vấn đề riêng của Microsoft mà là vấn đề của cả ngành công nghệ toàn cầu. Số lượng PC được tiêu thụ trong những năm qua hầu như tăng không đáng kể. Giá bán trung bình cũng giảm mạnh.
Máy tính xách tay vốn là phân khúc thị trường mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho Microsoft cũng như các nhà sản xuất PC. Nhưng theo một nghiên cứu của IDC, giá bán trung bình máy tính xách tay trong nhưng năm gần đây đã giảm hơn 40% – từ 1.420 USD trong năm 2004 xuống còn 788 USD. Trên thực tế giá bán trung bình máy tính xách tay hiện nay còn thấp hơn giá bán trung bình của PC để bàn.
Một trong những nguyên nhân khiến giá bán máy tính xách tay giảm mạnh chính là sự xuất hiện của Netbook – dòng máy tính xách tay giá rẻ chỉ để phục vụ các mục đích cơ bản như duyệt email và lướt web. Giá bán của Netbook thường đứng ở mức dưới 400 USD nhưng tổng số sản phẩm tiêu thụ của dòng sản phẩm này lại chiếm tới 1/5 tổng số máy tính xách tay được tiêu thụ.
Thực trạng này khiến Microsoft, Intel, HP hay Dell – những hãng từng được thu được rất nhiều lợi nhuận từ sự bùng nổ của thị trường PC trước đây – giờ đây phải cạnh tranh khốc liệt hơn để giành lấy từng đồng USD lợi nhuận, đảm bảo cho sự tồn tại của chính các hãng, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
Người tiêu dùng chịu thiệt
Cuộc chiến giữa Microsoft và các nhà sản xuất không phải nhắm đến mục đích tìm ra người chiến thắng và kẻ thua cuộc bởi cả hai đều đang chịu áp lực tăng cường tối đa hóa lợi nhuận.
Các nhà sản xuất PC thường sẽ phải chi khoảng 60-150 USD trả cho Microsoft để có được giấy phép bản quyền sử dụng Windows Vista. Nếu thấy đắt thì họ có thể sử dụng Windows XP với giá chỉ khoảng 15 USD nhưng đây là giá Windows dành riêng cho Netbook. Acer hay HP thường chỉ kiếm được lợi nhuận khoảng 20 USD trên mỗi chiếc Netbook giá 400 USD được bán ra thị trường.
Giờ đây nếu Microsoft tăng giá bán phiên bản hệ điều hành cho Netbook lên tới 50 USD thì chắc chắn các nhà sản xuất PC cũng sẽ phải tăng giá sản phẩm, nếu không lợi nhuận của họ sẽ theo gió mà bay đi hết.
Microsoft thẳng thừng nói với các nhà sản xuất PC rằng Windows 7 Starter Edition sẽ chỉ được cài đặt trên các Netbook có kích thước màn hình nhỏ hơn 10.2-inch và chip vi xử lý không thể chạy được tất cả các game hay xem được tất cả định dạng video hiện có.
Điều này đồng nghĩa với việc các Netbook có nhiều tính năng hơn sẽ phải mua phiên bản Windows 7 khác như phiên bản Windows 7 Home Premium chẳng hạn. Nếu thế thì giá bán Netbook kiểu này sẽ phải đội thêm lên ít nhất 200 USD nữa, đẩy giá bán dòng Netbook này có thể lên tới 600 USD.
Rõ ràng nếu điều này xảy ra thì người tiêu dùng cuối cùng mới là người chịu thiệt hại nhiều nhất. Xu hướng giảm giá PC trong những năm gần đây đã giúp nhiều người có điều kiện được sử dụng PC và kết nối với Internet hơn có vẻ như sẽ đảo chiều. Điều này có thể khiến thị trường PC có thể bị đóng băng, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất PC.
Microsoft không dám cười
Nhưng nếu duy trì được một mức giá bán cao thì chưa chắc Microsoft đã dám cười vui. Tình thế này có thể khiến Microsoft phải đối mặt với việc nhà sản xuất PC quay lưng lại với Windows 7 và chuyển sang sử dụng hệ điều hành Linux miễn phí.
Google hiện đang cung cấp cho nhà sản xuất PC một giải pháp thay thế. Đó chính là hệ điều hành di động nguồn mở Android. Mặc dù là hệ điều hành cho thiết bị di động nhưng nó hoàn toàn có thể được chỉnh sửa để cài đặt chạy trên Netbook. Đặc biệt nhà sản xuất PC hầu như không phải trả bất kỳ khoản phí nào để mua hệ điều hành này. Cho dù sẽ phải mất chi phí phát triển nhưng thực tế nó cũng không đáng bao nhiêu. Đã có một số nhà sản xuất PC chuẩn bị tung ra thị trường Netbook chạy Android.
Chính vì thế mà dù đang có chiến tranh như cả Microsoft và nhà sản xuất PC cũng phải ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thuyết phục người dùng đầu tư nhiều hơn nữa cho PC. HP, Acer, Toshiba… mùa hè tới đây dự kiến sẽ tung ra một loạt các dòng máy tính xách tay thời trang nhưng có giá bán khá cao nhằm đáp ứng nhu cầu muốn có được một chiếc máy tính xách tay gọn nhẹ mạnh mẽ có nhiều chức năng hơn là chỉ lướt web và duyệt email.
Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng mà các nhà PC muốn vẫn là Microsoft giảm giá bán Windows để tạo điều kiện cho họ có thể mở rộng thị trường cũng như tạo động lực tăng trưởng, mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng.
Cuộc chiến giá Windows 7: Người dùng chịu thiệt
303
Bạn nên đọc
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua -
Code Monster Slayer mới nhất và cách nhập code
Hôm qua -
Cách sửa lỗi “There Was a Problem Resetting Your PC”
Hôm qua -
Cách tạo VPN trên Windows 10
Hôm qua -
Yêu cầu cấu hình Windows 11, cấu hình phần cứng tối thiểu Win 11
Hôm qua 37 -
Thủ thuật sử dụng Alt+Tab trên Windows 10
Hôm qua -
Sửa lỗi ổ đĩa C bị chấm than vàng trên Windows 10
Hôm qua -
Toán tử UNION ALL trong SQL Server
Hôm qua 3 -
11 cách sửa lỗi "The System Cannot Find The Path Specified" trên Windows
Hôm qua -
Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10
Hôm qua 4