Dù Windows đã thay đổi rất nhiều trong suốt mấy chục thập kỉ qua, rất nhiều điều cơ bản vẫn giữ nguyên, ví như bạn vẫn dùng trỏ chuột để tương tác với màn hình và các phần mềm xuất hiện trên cửa sổ.
Nhưng cùng với quá trình phát triển, Windows cũng bổ sung thêm nhiều tính năng mới. Hãy cùng nhìn lại những thay đổi đáng kể nhất trên các bản Windows chính đã được phát hành trong các năm qua, và chúng vẫn còn hữu ích cho tới tận ngày nay ra sao.
Windows 1.0 (1985)
Bản Windows chính thức đầu tiên không thực sự thành công nhưng đã đặt nền móng cho OS mà chúng ta đang dùng ngày nay. Dù dùng giao diện đồ họa trên nền MS-DOS nhưng nó không có các tính năng cơ bản như trên Windows hiện nay.
Nhưng nó cũng là bản cải thiện lớn so với DOS. Một trong số đó là khả năng chuyển giữa các phần mềm đang chạy. Trong DOS, bạn phải tắt một ứng dụng đi mới mở được ứng dụng khác.
Windows 1.0 cũng tự động thay đổi kích thước cửa sổ cho phù hợp với không gian màn hình. Phiên bản này không cho phép các ô cửa sổ chồng lên nhau.
Windows 2.0 (1987)
Windows 2.0 được xây dựng trên cùng một framework với bản trước đó, dù cho phép người dùng chồng cửa sổ lên nhau và là bản Windows đầu tiên chạy Word và Excel, thay đổi lớn nhất là tập trung giới thiệu các phím tắt bàn phím.
Thêm cách để điều hướng bằng bàn phím là bước tiến lớn gia tăng tốc độ làm việc, đặc biệt là khi việc dùng chuột vẫn còn khá mới. Nếu không dùng phím tắt thì quả thực bạn đang thiếu sót lớn.
Windows 3.0 (1990)
Windows 3.0 đánh dấu bản Windows thành công lớn đầu tiên và cùng với đó, OS cũng đưa ra nhiều tính năng định hình tương lai.
- Microsoft phát hành mã nguồn cho File Manager từ thời Windows 3.0
- Command Prompt (cmd) và PowerShell khác nhau như thế nào?
2 trong số các tính năng từ Windows 3.0 vẫn còn được dùng đến ngày nay là Program Manager và File Manager. Program Manager là shell gồm các biểu tượng đại diện cho phần mềm khi được cài trên máy. File Manager là bản khởi đầu của File Explorer ngày nay, từ đầu đã có thiết kế 2 khung 2 bên.
Những tính năng này giúp dễ dàng tìm, mở phần mềm, tập tin trên máy tính. Hãy thử tưởng tượng phải dùng Command Prompt xem?
Windows 3.1 (1992)
Không như các bản phát hành khác của Windows, Windows 3.1 cải tiến nhiều thứ trên Windows 3.0. Nó cũng là bản phát hành lớn cuối cùng cho tới tận khi tung ra Windows 95. Cải tiến lớn nhất là khả năng hỗ trợ font TrueType, cho phép thay đổi kích cỡ font mà không cần phần mềm bên thứ 3. Ngày nay, điều này giúp quản lý font, cho phép cài, xóa, dùng hàng trăm font trên máy.
Windows 3.1 cũng giới thiệu Registry, nơi lưu trữ các thông tin về OS và phần mềm.
Windows 95 (1995)
Windows 95 đánh dấu bước tiến lớn về khả năng, độ ổn định và năng suất hệ thống. Nó là bản OS đầu tiên giống với OS ngày nay. Có nhiều tính năng trên Windows 95 còn hữu ích ngày nay nhưng đáng kể nhất là Taskbar và Start Menu.
Cũng như ngày nay, Windows chạy phần mềm ở dưới màn hình để dễ mở, Start Menu sắp xếp các phần mềm, tập tin, tiện ích hệ thống dưới dạng cây rất dễ tìm.
Windows 98 (1998)
Bản Windows tiếp theo được xây dựng trên Windows 95, thêm nút Back và Forward ngày nay vẫn còn cũng như các nội dung đang hoạt động trên desktop, nhưng công cụ đáng kể nhất là Task Scheduler.
Dù có trên Windows 95 nhưng task Scheduler chỉ là một phần trong gói Microsoft Plus!. Windows 98 đánh dấu lần đầu nó nằm trọn bộ trong Windows. Tự động chạy tác vụ trong tương lai giúp tiết kiệm thời gian khi phải làm các công việc nhàm chán.
Windows ME (2000)
Dù vẫn được cho là 1 trong những bản Windows tệ nhất do các lỗi về độ ổn định nhưng Windows ME vẫn mang lại một số tính năng đến nay vẫn còn. Dù ban đầu nhiều lỗi nhưng System Restore vẫn là tính năng quan trọng nhất trên Windows ME.
- Hướng dẫn cách sử dụng System Restore trên Windows
- Hướng dẫn tạo điểm sao lưu và phục hồi (Restore Point) trên Windows 10
Tính năng này cho phép quay trở lại trước khi thực hiện thay đổi trên Windows chỉ với vài cú click. Nó theo dõi thay đổi trên Registry và các thư mục quan trọng khác, tạo điểm khôi phục khi bạn cài phần mềm, áp dụng cập nhật hoặc cập nhật thủ công. Nếu cập nhật driver hay làm gì đó gây lỗi, bạn có thể quay về thời điểm trước đó.
Dù có thể gặp lỗi nhưng System Restore vẫn là công cụ khắc phục lỗi hữu ích ngày nay.
Windows XP (2001)
Giờ đã tới các bản Windows hiện đại hơn. Windows XP thêm nhiều tính năng mới và cũng cải thiện, nâng cấp nhiều, trong đó có AutoPlay để tự động mở ứng dụng khi cắm thiết bị ngoài, nhiều tính năng hơn trong Windows Explorer, làm lại Start Menu…
Tính năng tiện lợi nhất là Fast User Switching, cho phép người dùng khác đăng nhập vào máy, dùng tài khoản của họ mà người dùng hiện tại không phải đăng xuất. Rất thuận tiện khi nhiều người có thể cùng chia sẻ máy tính.
Không đáng chú ý như một số tính năng khác nhưng ngày nay nó vẫn được dùng và rất hữu ích.
Windows Vista (2007)
Lại một bản Windows khác có nhiều lỗi, nhưng Vista vẫn có thêm nhiều tính năng hữu ích, nhất là Instant Search. Các bản trước đã có tính năng này nhưng chậm, bị giới hạn và không trực quan.
Công cụ tìm kiếm mới trong Windows Vista hiển thị kết quả ngay khi bạn gõ, không giới hạn là tập tin mà có thể mở cả phần mềm, entry trong Control Panel… Ngày nay Windows Search có thể tìm mọi thứ chỉ trong vài giây.
Windows 7 (2009)
Windows 7 khắc phục nhiều lỗi trên Vista và là một trong những bản Windows phổ biến nhất. Dù khá giống bản nâng cấp nhưng Windows 7 cũng có thêm nhiều công cụ mới.
Một trong số đó vẫn được dùng ngày nay là tổ chức Libraries trong Windows Explorer, cho phép nhóm các thư mục tương tự và duyệt nội dung. Đây là giải pháp hữu ích khi bạn lưu ảnh ở nhiều nơi trong máy chẳng hạn.
- So sánh các phiên bản Windows 7
- Vượt qua Windows 7, Windows 10 được đánh giá là bản Windows tốt nhất về mặt bảo mật
Windows 8 (2012)
Windows 8 mang tới thay đổi lớn nhất trên giao diện Windows kể từ Windows 95. Start Menu toàn màn hình và nhấn mạnh vào thao tác cảm ứng khiến nhiều người dùng bối rối. Nhưng không phải mọi thứ đều tệ.
Với những ai dùng màn hình cảm ứng, Windows 8 giới thiệu nhiều cách mới để tương tác với PC. Thao tác cử chỉ với màn hình cảm ứng được đưa lên cả Windows 10 thích hợp để duyệt web, mở đường cho tính năng viết tay bằng Windows Ink.
Ngay cả không dùng màn hình cảm ứng, bạn vẫn thấy được ích lợi mà Task Manager mang tới, bổ sung nhiều thông tin hơn trước, nhóm cả tab Startup để vô hiệu hóa ứng dụng.
Windows 8.1 phát hành năm 2013 là gói dịch vụ bổ sung khắc phục một số lỗi trên Windows 8, không có thêm tính năng đáng kể nào.
Windows 10 (2015)
Đây là bản Windows mới nhất, kế nhiệm hoàn hảo cho Windows 7 và là bản đầu tiên liên tiếp được cập nhật từ Microsoft. Dù có bước tiến trong giao diện người dùng và chơi game, Cortana vẫn là tính năng về năng suất lớn nhất. Trợ lý ảo này có thể tạo nhắc nhở, thay đổi các thiết lập, tìm kiếm thông tin… chỉ bằng giọng nói. Bạn không cần thêm phần mềm bổ sung và cũng liên tục được cải tiến theo Windows.
Xem thêm: