Nhiều cách thức lừa đảo trên mạng khiến người dùng trực tuyến dễ bị sập bẫy.
Theo một nghiên cứu của nhiều trường đại học ở Mỹ và Canada, người dùng nào sử dụng nhiều giao dịch trực tuyến được coi là hình thức trực tuyến phổ biến thì chắc hẳn người dùng đó phải trả lời gần hết số lượng email họ nhận được. Điều này cũng khiến khả năng bị “dính” vào các hình thức lừa đảo trên mạng là rất cao.
Một số nhà nghiên cứu từ các trường đại học Buffalo, Brock, Ball State và Texas, Arlington đã cho rằng người dùng bị mắc bẫy là do họ tỏ ra dễ tin và đưa ra quyết định chỉ dựa trên nhưng gợi ý đơn giản được kèm theo nội dung thay vì người dùng nên phân tích toàn bộ nội dung của email một cách cẩn trọng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết mọi người đều có thể đọc nhiều email, nhưng chưa chắc họ có đủ thời gian để phân loại email nào là thư rác. Do vậy, việc nhận nhiều email, trả lời nhiều email, duy trì nhiều mối quan hệ trực tuyến và tham gia nhiều giao dịch trực tuyến chính là những nguy cơ khiến người dùng vướng vào hình thức lừa đảo trên mạng nhiều nhất.
Những hình thức lừa đảo cũng đánh trúng vào tâm lý của người nhận email khi những kẻ lừa đảo biết khai thác điểm yếu của con người, chẳng hạn như phát tán nội dung email có liên quan đến việc cứu trợ do thiên tai, bảo mật tài khoản ngân hàng, vé xem phim miễn phí… Những nội dung này gần như làm người dùng tò mò.
Arun Vishwanath, Giáo sư của trường đại học Buffalo, chia sẻ, để ngăn cản trò lừa đảo trên mạng, người dùng cần phải dùng các chương trình chặn thư rác (spam) để giảm thiểu số lượng email không cần thiết đang nằm trong hộp thư. Người dùng có thể dùng nhiều tài khoản email ứng với mỗi tài khoản là từng mục đích sử dụng khác nhau, ví dụ dùng để kiểm tra tài khoản ngân hàng, thư từ cá nhân… Việc thiết lập các tài khoản email khác nhau, cũng phần nào giúp người dùng tập trung hơn về nội dung và hạn chế nhận các email trá hình.