Balanced Scorecard: Cách tư duy mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng - BSC) là công cụ khá tốt giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề vướng mắc, rủi ro và xây dựng kế hoạch khả thi trong kinh doanh.

Balanced Scorecard: Cách tư duy mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn thì việc lập ra kế hoạch chiến lược phù hợp để đối phó với những biến động thị trường là điều cần thiết. Có thể nói Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng - BSC) là công cụ khá tốt giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề vướng mắc, rủi ro và xây dựng kế hoạch khả thi trong kinh doanh. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể tìm thấy những lợi ích từ BSC để ứng dụng trong hoạt động hằng ngày. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trung Thẳng, Viện trưởng Viện Marketing và Quản trị Việt Nam (VMI) trong hội thảo “Balanced Scorecard cho phát triển bền vững - Ứng dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ” tổ chức tại TP.HCM, ngày 20/5/2011.

Theo ông Thẳng, các SME ở Việt Nam hiện nay thường hay tập trung sự chú ý đến kết quả kinh doanh, thậm chí nhiều doanh nghiệp lập ra với tư tưởng “ăn xổi” nên không thể xây dựng được doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh, bền vững. “SME chưa có phương pháp hoạch định chiến lược mà chỉ mới phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đề ra kế hoạch cho năm tài chính, doanh thu, chứ chưa xây dựng được quy trình nội bộ, chưa xem trọng nguồn nhân lực là tài nguyên của công ty. Trong khi đó BSC đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng trên một khung khép kín và bổ trợ lẫn nhau gồm 4 thành phần: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ và học hỏi - phát triển. Nói cách khác, đó là công cụ giúp doanh nghiệp triển khai những chiến lược hoạch định trên giấy thành các mục tiêu cụ thể, những chỉ tiêu rõ ràng.cho hoạt động hàng ngày và đo lường được hiệu quả của các chiến lược ấy. Qua đó giúp SME khám phá được các giá trị và phát huy hết khả năng nội tại của mình trong kinh doanh”, ông Thẳng phân tích.

Ông Alan Fell, nhà tư vấn và huấn luyện về quản trị doanh nghiệp, cho rằng, SME hầu hết là doanh nghiệp gia đình với những người thân cùng hợp tác sản xuất - kinh doanh. Đối với họ, dòng tiền mặt và sự sống còn là ưu tiên hơn hoạch định chiến lược. Do đó, theo ông, không suy nghĩ một cách chiến lược thì SME khó mà đạt được những điều lớn lao mà luôn phải phấn đấu để tồn tại.

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng ứng dụng Balanced Scorecard trong SME là không phù hợp, đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực mà chỉ có doanh nghiệp lớn mới có thể đáp ứng, ông Alan Fell vẫn khẳng định: SME hoàn toàn có thể thích hợp và thực hiện được công cụ BSC. Ông đưa ra một số lời khuyên: Các nhà quản lý SME cần thiết lập BSC vì sẽ giúp biến chiến lược thành hành động cụ thể mà doanh nghiệp muốn hướng đến và qua đó sẽ cải thiện công việc theo hướng đóng góp cho mục tiêu chung đó. Nên lưu ý, áp dụng BSC trong SME là bài tập mang tính thực dụng chứ không phái là luận án mang tính học thuật.

Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng - BSC) là một công cụ để dịch chiến lược ra thành hành động thông qua các thước đo hiệu quả hoạt động để kể câu chuyện chương lược của công ty.

Thứ Hai, 23/05/2011 07:11
31 👨 280
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp