Chiều 3/1, Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) đã sơ kết hoạt động thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 và công bố kết quả cuộc bình chọn 5 sự kiện thương mại điện tử tiêu biểu trong năm.
Sau hai tháng phát động cuộc bình chọn trên trang web: http://thuongmaidientu.vtv.vn , ban tổ chức đã nhận được gần 2.000 lượt bình chọn của độc giả. Sự kiện Việt Nam đăng cai và chủ trì các hội nghị thương mại điện tử (TMĐT) APEC được hầu hết độc giả quan tâm bình chọn và chiếm số phiếu lớn nhất trong số 5 sự kiện tiêu biểu của TMĐT Việt Nam 2006. Bốn sự kiện được độc giả bình chọn nhiều nhất là: Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực; Cổng TMĐT quốc gia vươn ra tầm quốc tế; Ban hành Nghị định về TMĐT và website TMĐT hàng đầu Việt Nam bị tấn công.
Cũng tại cuộc gặp mặt báo chí chiều qua, Vụ thương mại điện tử đã thông báo sơ bộ về hoạt động TMĐT năm 2006. Theo đó, mặc dù mới hình thành nhưng các hoạt động TMĐT đã trở nên khá phố biến và đem lại doanh thu đáng kể; kinh doanh các dịch vụ GTGT trên thiết bị di động tăng nhanh; số lượng người mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu vực đô thị... Bên cạnh đó, hoạt động cung cấp trực tuyến dịch vụ công đã khởi sắc, hầu hết các bộ ngành và địa phương đã có website cung cấp nhiều thông tin đa dạng và hữu ích cho DN.
Một trong những nét nổi bật của TMĐT năm 2006 là loại hình giao dịch TMĐT giữa DN với DN (B2B) phát triển khá nhanh. Kết quả điều tra cho thấy có tới 92% DN đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng ADSL là 81%. Số DN tham gia các sàn TMĐT B2B của VN cũng như của nước ngoài tăng nhanh, nhiều DN đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới thông qua các chợ "ảo" này.
Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ TMĐT, hoạt động TMĐT Việt Nam 2006 vẫn còn nhiều cản trở, bất cập. Cùng với sự tiến bộ công nghệ, sự phát triển đa dạng của TMĐT luôn đặt ra những vấn đề mới cho hệ thống pháp luật về TMĐT, như tính hợp pháp của tài sản ảo, tranh chấp tên miền, gửi thư quảng cáo số lượng lớn... Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến TMĐT cũng là vấn đề đáng lưu tâm, nhiều website TMĐT lớn bị tấn công...
Riêng với các DN, ông Hải cho biết mặc dù hoạt động đầu tư cho TMĐT lớn hơn nhưng các DN cần phải xác định cho được mô hình ứng dụng TMĐT phù hợp với DN mình, từ đó có hoạt động đầu tư hợp lý cả về vật chất và nhân lực...Được biết theo Kế hoạch phát triển tổng thể thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2010, 60% số doanh nghiệp lớn, 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng thương mại điện tử và 10 % số hộ gia đình tham gia mua bán qua thương mại điện tử. Thực tế, trong khoảng 200.000 doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam, khoảng 18.000 doanh nghiệp có trang web riêng, tuy nhiên, ứng dụng thương mại điện tử của hầu hết các doanh nghiệp còn ở mức độ sơ khai. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử đang là một trong những nỗ lực của Việt Nam.
H.Thọ
5 sự kiện thương mại điện tử tiêu biểu Việt Nam 2006
164
Bạn nên đọc
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách xóa khoảng trắng giữa các chữ trong Word
Hôm qua -
Cách xóa số liên hệ trên Telegram
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
Làm thế nào để tắt chế độ kiểm tra chính tả trong Windows 10?
Hôm qua -
Giờ UTC là gì? Cách chuyển giờ UTC sang giờ Việt Nam
Hôm qua -
Hướng dẫn viết hoa trên Google Docs các kiểu
Hôm qua -
12 bài văn về thầy cô hay và ý nghĩa nhất
Hôm qua -
Kiểm soát định dạng khi dán văn bản trong Word
Hôm qua -
12 mẫu điện thoại có tốc độ 5G nhanh nhất hiện nay
Hôm qua -
Vl, vkl, vcl là gì trên Facebook?
Hôm qua