- 5 phụ nữ quyền lực nhất của làng công nghệ thế giới
- Tính năng mới của Google mang đến cả thế giới nghệ thuật
- 20 "bí kíp" sử dụng Google Search hiệu quả mà không phải ai cũng biết (Phần 1)
Không có gì hoàn hảo. Đặc biệt là những tên tuổi lớn trong làng công nghệ thế giới, họ vẫn luôn có những mặt tối ẩn phía sau mà chúng ta ít khi biết đến tường tận.
Google nổi tiếng với những sản phẩm và phát kiến đột phá phổ biến, phục vụ nhu cầu của hàng triệu người trên thế giới, từ bộ máy tìm kiếm cho tới bản đồ và cả nền tảng hệ điều hành.
Tuy nhiên, không phải lúc nào thần may mắn cũng mỉm cười với họ. Google Glass là một minh chứng tiêu biểu nhất. Nó được hy vọng là sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong ngành công nghệ nhưng mọi diễn biến lại đi ngược lại với dự đoán chung.
Ben Margot/AP Images
Trên thực tế, những phát minh thành công nhất thường nhận lại vô số chỉ trích trong giai đoạn phát triển ban đầu. Do đó cũng không quá khó hiểu khi một công ty lớn tầm cỡ như Google lần lượt trải qua những cung bậc lên xuống.
Vậy có tổng cộng bao nhiêu sản phẩm của Google gặp thất bại trong cuộc đua khốc liệt của xu hướng công nghệ đầy biến động trên thế giới? Hãy cùng chúng tôi điểm danh 18 sản phẩm "bom xịt" thất bại đầy thú vị của Google trong bài viết dưới đây:
1. Google Answers
Nguồn: Google
Google Answers là dự án đầu tiên được thực hiện bởi Google, khởi nguồn từ ý tưởng của Larry Page. Google Answers dường như là một phương án dự phòng mà Google dựng lên cho người dùng khi công cụ tìm kiếm Google không thể mang lại một kết quả thỏa mãn. Với Google Answers, người dùng có thể đăng câu hỏi trực tuyến và trả phí cho các nhà nghiên cứu để tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất. Google Answers kéo dài hơn 4 năm rồi sau đó dừng dịch vụ vào năm 2006.
2. Google Lively
Nguồn: Flickr/Dave White
Lively - nền tảng thế giới số hóa của Google - còn kém may mắn hơn khi chỉ tồn tại hơn 1 năm sau khi bắt đầu. Mục đích ban đầu của Google khi tạo ra Lively là để cho "mọi thành viên tham gia được trải nghiệm một hình thức tương tác mới với bạn bè của mình trên mạng", nhưng đáng tiếc mọi việc không theo mong muốn, dẫn đến sự sụp đổ vào năm 2008.
Lively được coi là cú đáp trả của Google với dịch vụ mạng xã hội trải nghiệm ảo khá phổ biến là Second Life lúc bấy giờ. Bạn có thể hình dung về Lively như một công cụ trực tuyến cho phép tối đa 20 người vào cùng một “phòng chat” và tương tác với nhau thông qua các nhân vật và các bong bóng kí tự dạng hoạt hình.
3. Google Glass
Nguồn: Justin Sullivan / Getty Images
Google lần đầu tiên giới thiệu Google Glass đến công chúng ở một sự kiện vào năm 2012, nhưng thiết bị này chưa bao giờ làm thỏa mãn được kỳ vọng đội ngũ phát triển của Google. Giá bán của Glass khá cao, đi kèm nhiều lỗi phần mềm, các vấn đề bảo mật và thiết kế chưa thực sự thu hút đã khiến cho Google Glass gặp thất bại. Dần dần, những kế hoạch nhắm vào thị trường đại trà được dẹp bỏ, Google dừng bán Glass cho người dùng vào tháng 1 năm 2015, thay vào đó là phân khúc dành cho giới doanh nhân, đồng thời tiếp tục lên dự định cho ra mắt một phiên bản mới trong tương lai.
4. Google Buzz
Nguồn: Flickr / Rick Turoczy
Google Buzz là một dịch vụ mạng xã hội tích hợp với Gmail, nhưng lại gặp một số rắc rối về lỗi bảo mật vi phạm quyền riêng tư. Vào tháng 10 năm 2011, Google tuyên bố dừng triển khai dịch vụ này và tập trung nguồn lực vào Google+.
Ra mắt vào tháng 2 năm 2010, Google Buzz là một sản phẩm liên quan đến mạng xã hội và trò chuyện trực tuyến được tích hợp vào Gmail, cho phép người dùng chia sẻ các cập nhật trạng thái, hình ảnh, video và đường dẫn. Mục tiêu của Google Buzz nhằm trở thành đối thủ của Facebook và Twitter trên thị trường mạng xã hội, nhưng tiếc rằng sản phẩm của Google chưa bao giờ thực hiện được mục tiêu của mình và trở thành một trong những nỗi thất vọng của Google. .
5. Google Play
Google. Nguồn: Ars Technica
Những chiếc điện thoại Android phiên bản tích hợp riêng Google Play được giới thiệu vào năm 2014, nhưng nhanh chóng bị dừng bán và phiên bản Google Play của Galaxy S5 vào đầu năm 2015 khi công ty công bố không tung ra thị trường, mặc dù đã có vài hình ảnh bị rò rỉ trên mạng về giao diện và mẫu mã của thiết bị gốc.
Google Play, thường được biết đến như Android Market là nền tảng phân phối kỹ thuật số các ứng dụng cho hệ điều hành Android và cửa hàng truyền thông kỹ thuật số, điều hành bởi Google.
6. Google Wave
Flickr / Harto Pönkä. Nguồn: Business Insider
Google Wave là một công cụ trò chuyện nhanh có giao diện tương tự Gmail, trong đó hiển thị các tin nhắn (bao gồm cả kí tự, đường link và hình ảnh). Google Wave giúp mọi người có thêm một công cụ giao tiếp qua tin nhắn với nhau và cùng biên tập, soạn thảo tài liệu, văn bản. Nhưng có vẻ như nó không nhận được nhiều sự ủng hộ và hưởng ứng từ phía người dùng, do đó chỉ kéo dài trong khoảng 1 năm trước khi bị lãng quên vào tháng 8 năm 2010.
7. Google Video
Nguồn: TechCrunch
Google Video là dịch vụ video-streaming (video trực tuyến) chính thức của Google, trước khi Google mua lại YouTube với mức giá 1,65 tỉ USD vào năm 2006. Năm 2009 đánh dấu thời điểm Google Video ngừng đăng tải video mới, sau đó cùng tồn tại song song với YouTube thêm 3 năm trước khi Google khai tử hoàn toàn vào tháng 8 năm 2012.
8. Google Nexus Q
Steve Kovach, Business Insider. Nguồn: 9to5 Google
Google Nexus Q, một thiết bị chơi nhạc streaming vốn được thiết kế để kết nối với mọi phần cứng khác trong môi trường sinh thái nhà ở đã được giới thiệu rầm rộ trong một buổi hội thảo của các nhà phát triển vào năm 2012. Tuy nhiên, thiết bị có giá 299 USD bị đánh giá quá tệ, kết quả nhận lại chỉ là những phản hồi và đánh giá tiêu cực từ các chuyên gia và Google đã ngay lập tức dừng dự định sản xuất ra thị trường.
9. Google X
Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Macworld
Google X, một giao diện thiết kế khác của bộ máy tìm kiếm nổi tiếng Google Search, tồn tại đúng chỉ 1 ngày trước khi Google rút lại. Một giao diện kỳ lạ với thanh dock giống Mac OS X cùng dòng chữ "Roses are red. Violets are blue. OS X rocks. Homage to you." (Tạm dịch: "Hoa hồng màu đỏ. Hoa violet màu tím. OS X là đá. Tôn vinh bạn.").
Vào ngày 16 tháng 3 năm 2005, Google đã gỡ bỏ và thay vào đó, biến nó thành một mảng nghiên cứu khác của mình. Tên gọi "X" sau này được dùng cho bộ phận nghiên cứu đặc biệt của Google. Google X là nơi các nhà khoa học, các kỹ sư mơ ước đặt chân tới bởi ở đó họ tự do sáng tạo, thỏa sức thử nghiệm các ý tưởng ngông cuồng và sống với những giấc mơ có thể đã hình thành trong họ từ thời thơ ấu.
10. Google Health
Joe Raedle / Getty Images. Nguồn: Google
Với mục đích cung cấp thông tin hữu ích về sức khỏe và đời sống cho người dùng, Google Health vẫn bị đóng cửa vào tháng 1 năm 2012, sau khi Google nhận ra dịch vụ này không đem lại nhiều thành công như kỳ vọng.
11. Google Reader
Ảnh chụp màn hình / Julie Zeveloff. Nguồn: Business Insider
Google Reader là một ứng dụng đọc tin tức cho phép người dùng lưu lại những mẩu tin từ các blog và trang tin khác. Google cuối cùng cũng thông báo dừng dịch vụ này vào tháng 3 năm 2013 do nhiều phản hồi không khả quan từ cộng đồng người dùng, và chính thức khai tử nó vào tháng 7 năm 2013.
12. Google Catalogs
YouTube / Google. Nguồn: PMG
Google Catalogs là ứng dụng mua sắm online tương tác với các catalog dạng "số" đã bị đóng cửa vào năm 2015. Phiên bản di động của Catalog bị Google khai tử vào năm 2013, còn phiên bản desktop tồn tại trong 2 năm tiếp theo. Là một ứng dụng di động khá lạ với người dùng Việt Nam, Google Catalogs hoạt động dưới hình thức một ứng dụng mua sắm dành cho người dùng máy tính bảng, trong đó tập hợp rất nhiều catalogue “ảo” đến từ các thương hiệu bán lẻ phổ biến trên thế giới.
13. Google Hangouts On Air
Google. Nguồn: Verge
Google Hangouts On Air - dịch vụ live-stream (phát video trực tiếp) chính thức của Google - được chuyển sang sáp nhập và trở thành YouTube Live vào tháng 9 năm 2016. Năm 2012 là năm đầu tiên Google triển khai, khi mà xu hướng chia sẻ trực tiếp trên mạng trở nên phổ biến, từng được sử dụng bởi Tổng thống Obama và Giáo Hoàng Francis.
14. Dodgeball
Brian Ach / Getty Images cho TechCrunch. Nguồn: Venture Beat
Dodgeball là nền tảng cho phép người dùng check-in tại địa điểm hiện tại, được Google mua về vào năm 2005. Người sáng lập ra nó là Dennis Crowley - đã rời khỏi Google vì những hiềm khích cá nhân vào năm 2007 và tự phát triển một dịch vụ tương tự - Foursquare vào 2 năm sau đó.
15. iGoogle
Flickr / Robert Kelley. Nguồn: Google
iGoogle - một trang chủ cá nhân hóa - đã phải dừng hoạt động vào năm 2013 sau 8 năm tồn tại. iGoogle giúp người dùng tự điều chỉnh trang chủ cá nhân của mình bằng những widget tùy thích. Google cho biết lý do iGoogle buộc phải biến mất là do không còn ai quan tâm nhiều nữa từ khi nền tảng Chrome và Android cũng có khả năng tương tự, thậm chí còn tiện lợi hơn.
16. Orkut
Flickr / Peter Kaminski. Nguồn: Business Insider
Orkut từng tự hào là một trang mạng xã hội nổi tiếng được phát triển từ dự án riêng "20% time" của một nhân viên Google. Tuy nhiên, thành công lại chỉ thu được ở thị trường nước ngoài chứ không phải hoàn toàn xuất phát ở Mỹ, do đó Google quyết định dừng hỗ trợ dự án này vào tháng 9 năm 2014.
17. Google Notebook
Google. Nguồn: Google
Google Notebook là tiền thân của Google Docs và có nhiệm vụ chính là nơi để copy/paste URL hoặc viết các dòng ghi chú cùng tính năng chia sẻ rộng rãi chúng với cộng đồng. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến tháng 7 năm 2012, Google dần chuyển toàn bộ dữ liệu từ Notebook sang Google Docs và dừng hoạt động trước đó.
18. Gchat
Google. Nguồn: Business Insider
Gchat, hay còn gọi là Google Talk, ra mắt vào năm 2005 như là một cách để trò chuyện với đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Google sau đó giới thiệu dịch vụ tương tự mang tên Hangouts, người dùng có lựa chọn chuyển sang Hangouts hoặc tiếp tục dùng Google Talk trong vài tháng sau đó. Hiện giờ, Google sẽ chuyển tất cả người dùng Google Talk sang Hangouts, chính thức đóng cửa Gchat sau 12 năm tồn tại.
Xem thêm: Google thay đổi thuật toán xếp hạng tìm kiếm, hạn chế hiển thị các tin tức giả mạo
Chúc các bạn vui vẻ!