Ai chẳng có giấc mơ trở thành ông chủ và tự điều hành công ty của mình, nhưng việc rời công việc ổn định để thực hiện giấc mơ không nên được quyết định hấp tấp.
Trong cuốn sách Quitter: Closing the Gap Between Your Day Job & Your Dream Job (Lampo Press, 2011), tác giả Jon Acuff đã chia sẻ có tới khoảng 70 tới 80% người nghĩa tới việc bỏ việc để theo đuổi 1 thứ gì đó. Rất nhiều người dậy vào sáng thứ 2 và nói “Tôi đã tới đây thế nào?” và thỉnh thoảng dừng công việc trong 6 tháng để tìm chính mình, nhưng rồi họ tìm họ vẫn chỗ cũ sau từng đó năm. Không có gì thay đổi.
Theo Acuff và các chuyên gia khác chúng ta cần cân nhắc trước khi xin thôi việc để khởi nghiệp! Và đây là 10 câu hỏi bạn nên hỏi chính bạn trước khi gửi sếp đơn xin nghỉ việc.
1. Thôi việc có làm bạn hạnh phúc hơn?
Trước khi nghỉ việc để bước vào một lãnh thổ còn nguyên sơ, hãy thực sự chắc chắn những điều bạn muốn – không đơn giản bạn nghĩ bạn muốn gì hay con đường để thoát khỏi công việc hiện tại. “Theo cá nhân tôi tin rằng bạn nên có gắng tìm niềm vui cho công việc. Có quá nhiều người chịu đựng 1 cách lặng lẽ công việc của họ, nhưng trước khi bạn rời đi để trở thành ông chủ, bạn phải tin bạn sẽ hạnh phúc hơn. Nếu bạn không thể nói điều đó, vậy đừng nghỉ việc.” – Chris Hurn, tác giả cuốn Entrepreneur’s Secret to Creating Wealth: How The Smartest Business Owners Build Their Fortunes (Advantage, 2012) chia sẻ.
Bạn cần phải chắc chắn bạn có thể hạnh phúc sau khi nghỉ việc – (Ảnh: ST)
2. Liệu bây giờ có đúng lúc?
Nếu vợ bạn đang mang thai, hoặc bạn phải chăm sóc mẹ già, có lẽ chưa phải lúc để bạn rời công việc, để chạy theo giấc mơ. Vì đó là thứ giúp bảo đảm cho cuộc sống của bạn. Acuff cho rằng “Chúng ta ném ra những câu nói chỉ dẫn như “Hãy cứ làm đi” hay “Hãy bước ra trong niềm tin. Và rồi chúng ta giả vờ rằng chúng ta không có một thế chấp, hóa đơn hay trách nhiệm nào phải mang. Hãy thật lòng với chính hoàn cảnh hiện tại, hãy thực tế nhìn vào những hóa đơn và trách nhiệm. Lúc đó hãy mới đưa ra quyết định.”
Nếu bạn có gia đình phải lo, việc thôi việc nên được cân nhắc – (Ảnh: ST)
3. Tôi sẽ tốn bao nhiêu?
Thiệt hại lớn nhất khi bắt đầu kinh doanh là gì? Đó là thiếu vốn! – Deborah Shane của Fort Myers, tác giả của Career Transition – Make the Shift: Your Five Steps to Successful Career Reinvention (Deborah Shane, 2010). Bạn nên có một quỹ dự phòng hay tiết kiệm để có thể chi trả cho việc kinh doanh trong 1 khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian đó sẽ được quyết định bởi bản chất kinh doanh. “Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ tiền để trả cho cả bạn và chi phí kinh doanh trong khoảng thời gian đó trước khi mạo hiểm ra ngoài 1 mình” – Shane chia sẻ.
Bạn cần xác định số tiền kinh doanh trước khi thực hiện – (Ảnh: ST)
4. Gia đình và bạn bè có ủng hộ?
Tài năng và yếu điểm đã được kiểm chứng qua những giai đoạn khó khăn là của bạn, và phát triển từ bạn. Acuff đề nghị hãy hỏi những người bạn tin tưởng nhất liệu bạn có hợp với công việc định làm không. Nói chuyện nhiều với gia đình và bạn thân sẽ giúp bạn nhận ra liệu mình có đang theo đuổi những gì mình muốn hay đơn giản bạn chỉ đang chạy trốn khỏi hiện tại.
Đừng nói chuyện với những kẻ mơ mộng sẽ nói với bạn rằng hãy cứ làm đi. Hãy nói chuyện với những người sẽ thành thật với bạn, luôn cổ vũ bạn nếu thực sự bạn đang đi đúng đường.
Hãy chia sẻ với bạn bè và gia đình để nhận được những lời khuyên tốt nhất – (Ảnh: ST)
5. Bạn sẵn sàng bao nhiêu để thay đổi cách sống?
Một số người rất giỏi trong việc theo kế hoạch. Dậy sớm, đi làm vài tiếng, hoàn thành công việc, trao đổi với đồng nghiệp thực sự tốt cho họ. Nhưng khởi nghiệp lại có thể là bất cứ thứ gì, chứ không đơn thuần theo kế hoạch. Nó có nghĩa giờ làm việc dài và vất vả hơn, thời gian làm việc một mình nhiều hơn. Nó cũng có nghĩa sẽ phải luôn tự cổ vũ chính mình, phải sắp xếp, đổi mới, sáng tạo và chủ động. Bản chất của nó không phải ai cũng hợp – Shane chia sẻ.
6. Bạn có thực sự kỷ luật để là sếp chính mình?
Nhiều người nghĩ họ có thể trở thành sếp của chính mình, điều đó khiến cho cuộc sống dễ dàng hơn. Thỉnh thoảng điều đó đúng, nhưng không phải luôn luôn. Không phải ai cũng là sếp của chính mình được. Mặc dù các doanh nhân có đủ dạng và đủ loại, nhưng họ thường cùng chia sẻ 1 mẫu hình chân dung của một người lãnh đạo giỏi, khao khát mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát.
Nhiều người nghĩ doanh nhân là những người mạo hiểm, nhưng thực ra không nhất thiết phải vậy. Những doanh nhân thành công thẩm định, tính toán trước khi bắt đầu kinh doanh và luôn cố làm giảm nhất có thể những mối nguy hiểm trong kế hoạch mới.
Bạn có thực sự đủ nghiêm khắc với bản thân để trở thành sếp? – (Ảnh: ST)
7. Tôi có thể thử bơi vào đại dương mà không phải bỏ việc?
Acuff khuyến khích mọi người nên kiểm tra nghề mơ ước của mình trước khi rời bỏ vị trí vững chắc để theo đuổi điều gì đó toàn thời gian. Bạn có thể thấy bạn không thích công việc mới như bạn tưởng tượng. Trước khi bỏ kế toán để mở quán cafe, có lẽ sẽ tốt nếu bạn thử làm ở Starbucks bán thời gian trong 6 tháng, để xem bạn có ghét cafe và con người hay không. Hãy luyện tập giấc mơ.
Bạn có thể thử việc trước khi quyết định theo đuổi hoài bão – (Ảnh: ST)
8. Vẫn còn những kỹ năng cần phát triển?
Trước khi bước ra ngoài, hãy bảo đảm bạn có đủ những kỹ năng liên quan, các tiêu chuẩn và những giá trị vô hình để thực hiện vụ kinh doanh mới. Điều đó rất quan trọng trong việc cập nhật những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực của mình và có khả năng sử dụng truyền thông xã hội như 1 lợi thế.
Kỹ năng sẽ đem lại sự tự tin và khả năng chiến thắng trong việc kinh doanh của bạn – (Ảnh: ST)
9. Bạn có chắc ý tưởng kinh doanh của bạn tốt?
Chắc chắn lên kế hoạch phù hợp với thị trường là điều cần thiết. Hãy luôn nghĩ còn có gì bạn muốn làm nữa không. Shane chia sẻ “Tôi làm việc với nhiều người sáng tạo đã bắt đầu công việc kinh doanh dựa vào phong cách họ, thế giới họ hôm nay. Họ đã tìm thấy cơ hội để giúp đỡ những người mẹ, gia đình, những cá nhân đang chết đói. Hãy bảo đảm rằng ý tưởng của bạn có ảnh hưởng trước khi nhảy 1 bước xa.”
10. Bạn đã có kế hoạch kinh doanh?
Kế hoạch kinh doanh không nhất thiết dài như 1 cuốn tiểu thuyết, nhưng bất cứ ai bắt đầu kinh doanh nên sắp xếp mọi thứ theo kế hoạch, trong đó có kế hoạch bán hàng và marketing tốt. Kế hoạch chắp vá không phải 1 sự lựa chọn cho thị trường cạnh tranh ngày nay. Shane cho rằng “Nó không nhất thiết phải phức tạp, nhưng nó phải đơn giản đủ để tóm gọn trong 1 trang giấy. Nhìn nó phải như 1 tấm bản đồ.”
Hãy lập kế hoạch kinh doanh ngay từ bây giờ để có những bước chuẩn bị tốt nhất cho kinh doanh – (Ảnh: ST)