Tàu ngắm cảnh chạy bằng dầu ăn thừa thu thập từ các nhà hàng
Đoàn tàu phục vụ giải trí ở đảo Kyushu, miền Nam Nhật Bản chạy bằng nhiên liệu sinh học được tái chế từ dầu thừa chế biến mì ramen - một món ăn được ưa chuộng đất nước Mặt trời mọc kết hợp với mỡ heo chiết xuất từ súp ramen bỏ đi.
Theo nhật báo Mainichi, chuyến tàu chạy bằng dầu ăn thừa này đã bắt đầu phục vụ du khách kể từ hôm 1-8 do Công ty đường sắt Takachiho Amaterasu vận hành.
Ý tưởng thú vị này do Công ty vận tải Nishida Shoun của Nhật phát triển. Nhiên liệu dầu sinh học này có màu giống dầu thực vật, và thân thiện với môi trường. Công ty đường sắt Takachiho Amaterasu đã chạy thử nghiệm nhiều lần loại nhiên liệu sinh học làm từ dầu ăn tái chế này và nhận thấy rằng động cơ tàu hoạt động vẫn trơn tru. Ngay cả khi tàu lên dốc cũng không gặp vấn đề gì, tàu cũng không thải ra khói đen hoặc mùi khí thải nồng nặc như các nhiên liệu diesel thông thường.
Khoản tiền thị trấn phải trả cho dầu tái chế bằng với giá của nhiên liệu diesel thông thường.
Daiki Nishiura, giám đốc của Takachiho Transport cho biết, khi động cơ nổ máy tại sân ga mang mùi thơm của dầu xào như ở trong một nhà hàng Trung Quốc.
Công ty vận tải Nishida Shoun cũng đã sử dụng loại dầu này cho ít nhất 200 xe tải từ năm 2021.
Dầu ăn đã qua sử dụng được xem là một chất thải nguy hại với môi trường nên việc biến dầu ăn đã sử dụng thành nhiên liệu sinh học nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là trong bối cảnh giá năng lượng và nhiên liệu đang ngày càng tăng cao.
Bạn nên đọc
-
Ai có thể trả lời được câu hỏi này: “Trên cơ thể con người có bao nhiêu cái lỗ?”
-
Tại sao xe bồn chở xăng, dầu treo một sợi dây xích dài ở phía sau?
-
Những cách cơ thể giao tiếp với chúng ta nhưng thường bị bỏ qua
-
Với 1 USD bạn có thể mua gì ở các quốc gia trên thế giới
-
Áo giáp chống dao đâm được làm từ vật liệu gì? Có cấu tạo thế nào
-
Máy bay chiến đấu đốt bao nhiêu tiền mỗi giờ bay?
-
Đây là lý do tại sao chúng ta luôn thấy Mặt Trăng luôn đi theo mình
-
Vì sao không có 2 bông tuyết giống nhau 100%
-
YouTuber chế tạo thiết bị kỳ lạ để 'trả lại chân cho rắn'