Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tohoku và Đại học Hokkaido lần đầu tiên đã thành công trong việc phát triển một robot có khả năng thích nghi ngay lập tức với những tổn thương vật lý bất ngờ.
Đây là một bước đột phá quan trọng vì robot sẽ ngày càng chất lượng, bền vững hoạt động hơn trong môi trường khắc nghiệt có nhiều điều kiện nguy hiểm.
Các robot thông thường có khuynh hướng đòi hỏi phải có một khoảng thời gian đáng kể (vài chục giây) để thích nghi khi chúng bị tổn thương vật lý bất ngờ. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu do giáo sư Akio Ishiguro của Viện nghiên cứu truyền thông điện tử tại Đại học Tohoku dẫn đầu đã tập trung nghiên cứu một loài sao biển với năm xúc tu linh hoạt. Con sao biển này bị thiếu hệ thống thần kinh trung ương tinh vi, nhưng nó có thể ngay lập tức thích nghi với việc mất xúc tu và vẫn di chuyển bằng cách phối hợp xúc tu còn lại.
Dựa trên những thí nghiệm hành vi liên quan đến sao biển có những xúc tu bị cắt theo nhiều cách, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một cơ chế kiểm soát phân quyền đơn giản, trong đó mỗi cánh tay chỉ hoạt động trên mặt đất khi nó có được lực phản ứng hỗ trợ. Cơ chế này có thể được áp dụng trong một robot giúp nó có thể thích nghi với tổn thương vật lý bất ngờ trong vòng vài giây, giống như mô hình sinh học của con sao biển này.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng phát hiện này sẽ giúp họ phát triển các robot hoàn chỉnh có thể hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt như khu vực thiên tai. Nó cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cơ chế thiết yếu của động cơ ăn mòn trong quá trình vận động.