Phát hiện vệ tinh mới SMASH 1 trong đám mây Magellan lớn

Một vệ tinh mới với ngoại hình khá mờ nhạt đặc thù có tên là SMASH 1 vừa được tìm thấy trong đám mây Magellan lớn khiến giới thiên văn học không khỏi tò mò sửng sốt.

Theo đó, nhà thiên văn học quốc tế Nicolas Martin hoạt động tại Đài quan sát Strasbourg ở Pháp vừa công bố rằng ông cùng nhóm cộng sự đã phát hiện ra một hệ sao vệ tinh nhỏ, rất mờ nhạt có tên khoa học là SMASH 1 tồn tại trong Đám mây Magellan lớn qua công nghệ máy ảnh thiên văn năng lượng tối (DECam) gắn trên Kính viễn vọng Víctor M. Blanco tại Đài quan sát Cerro Tololo (CTIO) tại Chile.

Lần phát hiện mới cho thấy, SMASH 1 là một hệ thống sao vệ tinh mờ nhạt, có độ sáng chỉ bằng 200 lần, bằng 1 góc so với độ sáng của mặt trời, sao có kích thước nhỏ gọn, với bán kính khoảng 29 năm ánh sáng, cách Trái Đất chúng ta 186.000 năm ánh sáng và cách 42.000 năm ánh sáng tính từ đám mây Magellan lớn.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn cho hay, SMASH 1 ước tính đã 13 tỷ năm tuổi và là một hệ sao nghèo ánh sáng, lẫn nghèo kim loại trong cấu trúc sao.

Vệ tinh mới SMASH 1Nguồn ảnh: Phys.

Có quan điểm khác cho rằng, SMASH 1 có thể là một cụm vệ tinh đặc thù, chịu ảnh hưởng và chịu sự chi phối hoạt động của đám mây Magellan lớn. Tuy nhiên, lại có quan điểm đối nghịch cho rằng vận tốc đường di chuyển quỹ đạo của SMASH 1 lại không hề phụ thuộc vào đám mây Magellan lớn.

Hiện chưa có lời lý giải thỏa đáng nào cho việc có hay không sự phụ thuộc của SMASH 1 vào đám mây Magellan lớn.

Phát hiện này vừa được công bố trực tuyến trên arXiv.org.

Theo Wikipedia, đám mây Magellan lớn (viết tắt tên tiếng Anh: LMC) là một thiên hà vô định hình lùn trong nhóm láng giềng (đôi khi được coi là thiên hà vệ tinh) của Ngân Hà, là thiên hà lớn hơn trong nhóm hai thiên hà được đặt theo tên nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan (1480-1521). Với khoảng cách chưa đến 160 nghìn năm ánh sáng, LMC là thiên hà thứ ba tính từ trung tâm Ngân Hà, sau Sag DEG và Canis Major; với khối lượng gấp 10 tỷ lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta và bán kính 7.000 năm ánh sáng, LMC chỉ bằng 1/100 Ngân Hà về khối lượng nhưng bằng 1/8 nếu so về kích thước, đứng thứ tư trong nhóm địa phương. Với cấp sao biểu kiến 0,9, LMC có thể quan sát thấy như một đám mây mờ nhạt trên bầu trời đêm của thiên cầu nam, tối hơn một chút so với sao Ngưu Lang (0,77).

Huỳnh Dũng (Theo Phys)

Thứ Năm, 13/10/2016 09:31
51 👨 1.814
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ