Kỷ lục nhịn thở 24 phút của vận động viên lặn tự do thách thức giới hạn của khoa học

Năm ngoái, Aleix Segura, một vận động viên nổi tiếng trong môn lặn tự do đã lập kỷ lục nhịn thở 24 phút dưới nước khiến toàn bộ thế giới ngỡ ngàng.

Thời gian nhịn thở chính xác của Segura ghi trong sách kỷ lục thế giới Guinness là 24 phút 3 giây, trong khi kỷ lục do Hiệp hội phát triển kỹ năng nhịn thở quốc tế (IADA) công bố chỉ là 11 phút 34 giây.

Segura nằm úp sấp mặt giữa bể bơi, nín thở lâu hết mức có thể. Khi thực hiện thử thách này, anh ta không hít khí oxy tinh khiết trước khi nhịn thở.

Khi nhịn thở ở trên cạn, nhịp tim sẽ tăng lên, nhưng ở dưới nước, ảnh hưởng lại trái ngược.

Segura chia sẻ: "Ngay khi các cơ bắp của tôi thả lỏng, tim tôi đập chậm lại, tôi có cảm giác giống như ngắt mọi kết nối. Đôi khi, tôi thư giãn tới mức ngủ quên.”

Nhưng cảm giác đó sẽ biến mất khi sự co rút bắt đầu. Khi con người nhịn thở, tình trạng thiếu oxy và sự tích tụ khí carbon dioxide thúc đẩy bản năng hô hấp khiến phổi nhói lên và cơ hoành co cứng, buộc chúng ta phải thở gấp. Segura có thể cầm cự trước sự thôi thúc trong vài phút trong khi hầu hết người bình thường khác sẽ nhanh chóng chịu thua.

Thời gian nhịn thở của Segura trong lúc tập luyện lâu hơn so với lần lập kỷ lục gần nhất

Segura cho biết, thời gian nhịn thở của anh trong lúc tập luyện lâu hơn so với lần lập kỷ lục gần nhất. Trong cuộc thi, áp lực thi đấu đã ảnh hưởng tới khả năng thư giãn của anh và tác động tiêu cực tới màn biểu diễn.

Segura cho rằng, kỷ lục của anh có thể sẽ bị phá vỡ nhưng anh không chắc chắn về giới hạn cuối cùng, có thể là nửa tiếng hoặc lâu hơn. Những giới hạn và thách thức hiểu biết của giới khoa học đều có thể bị vượt qua.

Vào những năm 1940, các nhà nghiên cứu cho rằng các thợ lặn không thể chịu đựng được độ sâu 9m dưới mực nước biển, áp suất ở đó sẽ làm vỡ phổi của họ. Nhưng ngày nay, các thợ lặn tự do có thể xuống tới độ sâu hơn 90m mà không sử dụng thiết bị hỗ trợ.

Chủ Nhật, 29/10/2017 06:43
51 👨 4.031
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học