Hai loài thực vật ký sinh mới vừa được phát hiện trên đảo Okinawa, Nhật Bản do giáo sư SUETSUGU Kenji (Trường Khoa học Kỹ thuật Đại học Kobe) trực tiếp phát hiện và xác lập nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Theo đó, chúng lần lượt có tên là Gastrodia nipponicoides và Gastrodia okinawensis. Thông tin này vừa được đăng tải trên Tạp chí trực tuyến Phytotaxa vào 7/4/2017.
Trước giờ, nói tới khả năng quang hợp, đó là một trong những tiêu chí để xác định hệ thực vật. Tuy nhiên, trong tự nhiên vẫn có một số loại dựa vào hình thức ký sinh để sống dưới dạng nấm và hút chất dinh dưỡng trên cây chủ. Ngoài nấm, những hệ thực vật có hình thức sinh tồn kiểu thế này thường được gọi chung là mycoheterotrophs.
Vì không trực tiếp tham gia quang hợp, chỉ ký sinh hút chút dinh dưỡng nên hai loài thực vật ký sinh mới này chỉ mọc trong thời gian ngắn, có thể ra hoa hay quả gì đó sau đó lại mất đi.
Có rất nhiều loại thực vật ký sinh dạng này, rất nhỏ và khó tìm trong tự nhiên, ngay cả các khu rừng ở Nhật Bản hay ở khắp nơi trên thế giới. Giáo sư Suetsugu nói trong một tuyên bố.
Giáo sư Suetsugu đã khám phá ra hai loài thực vật ký sinh Gastrodia nipponicoides và Gastrodia okinawensis trên đảo nhiệt đới Okinawa trong một cuộc khảo sát thực địa tự nhiên cùng các nhà nghiên cứu sinh vật độc lập gồm ông NAKAMA Masakazu, bà WATANABE Tazuko và ông WATANABE Hiromitsu. Sau khi phát hiện, nhóm đã được các nhà nghiên cứu độc lập, ông TOMA Tsugutaka, ông ABE Atsushi (nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Okinawa Churashima), và giáo sư MORIGUCHI Mitsuru (Khoa Nhân văn thuộc Đại học Okinawa) hỗ trợ nghiên cứu cũng như xác lập loài mới.
Cuộc nghiên cứu cho thấy cả hai loài thực vật ký sinh mới này đều có nhiều đặc điểm liên quan đến các dòng Gastrodia nipponica, thuộc họ Orchidaceae. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất đó là phần viền môi trên cánh hoa và đài hoa, nơi lưu trữ kết hợp giữa nhị hoa, cánh hoa, nhụy hoa, bộ phận sinh học của hoa.
Kích thước đo được cho thấy Gastrodia nipponicoides có kích thước từ 3-6cm, có 1-4 hoa màu nâu đen, một bông hoa dài 15mm (hình 1). Trong đó, thực vật G. okinawanesis cao hơn 10-17cm, với 1-4 hoa nâu nhạt, mỗi hoa dài khoảng 20mm (hình 2).
Trước đó, nhóm nghiên cứu cũng đã tìm thấy một loài mới có tên là Mycoheterotrophs cũng sống ký sinh trong hệ sinh thái của khu rừng này. Góp phần tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú mà chúng ta chưa kịp khám phá. Và có thể có một hệ sinh thái nào đó dưới mặt đất, rất nhỏ chúng ta không thể khám phá hay nhìn thấy bằng mắt thường.
Năm ngoài, rừng Yanbaru được xác lập thành Vườn Quốc gia Yanbaru với thêm hai loài mới được phát hiện đóng vai trò rất quan trọng trong môi trường sống này.