Có gì trong đuôi của rắn đuôi chuông mà có thể phát ra âm thanh?

Rắn đuôi chuông là loài rắn có nọc độc mạnh và có thể giết chết con mồi ngay tức khắc bằng một nhát cắn. Loài rắn này phát ra tiếng lách cách từ chiếc đuôi của mình khiến con người lạnh sống lưng. Vậy, có gì trong đuôi của rắn đuôi chuông, tại sao có thể phát ra âm thanh?

Rắn đuôi chuông

Để tìm hiểu về những gì ẩn chứa bên trong, Daniel Markham người đã tạo dựng nên"What's Inside?" - một kênh được nhiều người ưa thích trên YouTube đã giải phẫu một chiếc đuôi rắn chuông.

Daniel dùng một con dao sắc cắt mở theo chiều dọc các "nút cài" cấu tạo đuôi và vô cùng kinh ngạc khi phát hiện trong đuôi trống rỗng.

Đuôi của rắn đuôi chuông

Đuôi của rắn đuôi chuông thực chất gồm nhiều đoạn lồng vào nhau một cách lỏng lẻo. Các đoạn này được cấu tạo từ cùng một loại protein cứng tạo nên móng tay người gọi là keratin.

Sóng dao động chạy dọc theo chiều dài của đuôi chuông. Tiếng động phát ra từ đuôi rắn chuông khi rung lắc là do hai lớp chất sừng ở cuối đuôi va chạm vào nhau.

Con rắn lắc đuôi nhanh đến mức chiếc đuôi trông giống như một vệt mờ, trừ khi bạn tua chậm lại.

Rắn đuôi chuông có một đoạn đuôi mới mỗi khi lột da. Đoạn mới sẽ mọc bên trong đoạn gần nhất. Vì vậy, khi nó rụng, các đoạn vẫn móc vào nhau. Rắn càng già thì phần đuôi chuông càng dài, trừ khi nó bị gãy.

Rắn đuôi chuông có thể lắc đuôi qua lại 50-100 lần mỗi giây, là một trong những hành động co cơ duy trì nhanh nhất trong tự nhiên, tương đương với hành động đập cánh của chim ruồi. Chúng có thể duy trì tiếng rung này liên tục trong 2 tiếng.

Thứ Năm, 18/07/2024 09:30
52 👨 418
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật