Cách xây dựng đường vượt biển dài nhất thế giới, nằm ở độ sâu 40m

Đường hầm Fehmarnbelt là hầm đường sắt kết hợp đường bộ dưới đáy biển Balti nối liền Đức và Đan Mạch dài khoảng 18km đang được xây dựng.

Đường hầm vượt biển

Đường hầm Fehmarnbelt được ghép nối từ 89 đoạn và được xây dựng bởi Femern A/S, Rambøll, Arup và TEC. Đây là đường hầm ống chìm dài và sâu nhất thế giới. Sau khi hoàn thành năm 2029, đường hầm Fehmarn sẽ giúp thời gian đi lại rút ngắn từ 45 phút đi phà xuống 7 phút đi tàu hoặc 10 phút đi xe.

Để hoàn thành, đường hầm này cần tới 360.000 tấn thanh cốt thép, gấp gần 50 lần trọng lượng cấu trúc kim loại của tháp Eiffel. 70 tàu tham gia nạo vét rãnh đường hầm dài 18 km, sẽ có tổng cộng khoảng 12 triệu m3 đất được đào từ đáy biển. Ở phía Đan Mạch, công trường rộng bằng 373 sân bóng đá.

Đường hầm ống chìm bao gồm 89 đoạn gồm 79 đoạn tiêu chuẩn và 10 đoạn đặc biệt. Mỗi đoạn tiêu chuẩn nặng khoảng 73.000 tấn và dài 217m, rộng 42m và cao 10m. Đoạn đặc biệt nhỏ hơn dài bằng gần 1/2 so với đoạn tiêu chuẩn nhưng rộng và cao hơn một chút.

Các đoạn đường hầm được đúc sẵn trên đất liền. Chúng được đặt vào vị trí bằng sà lan rồi nhấn chìm và bịt kín ở đáy biển tại độ sâu lên tới 40 m.

Đường hầm Fehmarnbelt dự kiến sẽ cần tới khoảng 1,2 tỷ USD. Đoạn đường ống đầu tiên sẽ được đặt dưới nước trong vài tuần tới. Theo dự kiến, đường hầm Fehmarnbelt sẽ hoàn thành vào năm 2029 và hoạt động tối thiểu 120 năm.

Thứ Ba, 01/10/2024 11:42
31 👨 163
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học