Âm thanh lớn mức nào có thể gây chết người?
Âm thanh có thể hiện diện ở khắp nơi trên Trái đất nhưng liệu một âm thanh có thể lớn tới mức gây chết người không?
Đầu tiên, hãy tìm hiểu cách con người nghe thấy mọi thứ. Âm thanh xuất hiện khi vật thể rung động, và truyền đi trong không khí hay bất kỳ môi trường nào khác dưới dạng sóng. Loa tai, phần nhìn thấy được của tai ngoài, thu các sóng âm thanh và đưa chúng xuống ống tai, nơi chúng tiếp xúc với màng nhĩ. Sóng làm rung màng nhĩ lay động những xương tý hon gọi là oside ở tai giữa, giúp khuếch đại âm thanh.
Sóng âm sau đó tiến vào tai trong rồi đi tới ốc tai. Đây là nơi chứa một chất lỏng dịch chuyển tùy theo các rung động. Tại đây, 25.000 đầu mút thần kinh chuyển đổi các rung động thành xung điện. Những xung động này sau đó sẽ di chuyển dọc theo dây thần kinh thính giác đến não.
Đó là cách chúng ta nghe thấy mọi thứ, từ tiếng lá xào xạc trong gió, âm nhạc, cho đến âm thanh lớn của động cơ phản lực.
Những âm thanh này có tác động khác nhau đến thính giác. Một số bộ phận trong tai, đặc biệt là các tế bào lông trong ốc tai có thể bị tổn thương bởi âm thanh lớn. Chúng ‘cưỡi’ những sóng sinh ra do các rung động uốn cong khi tiếp xúc với đỉnh của cấu trúc. Điều này tạo ra các tín hiệu điện truyền đến não. Âm thanh lớn hơn dẫn đến nhiều sự chuyển động của uốn cong hơn có thể làm tổn thương, thậm chí giết chết các tế bào, dẫn đến suy giảm thính lực. Nếu âm thanh đủ lớn, hoặc xảy ra dần dần qua thời gian nếu tiếp xúc nhiều lần hoặc lâu dài điều này sẽ xảy ra.
Âm thanh được đánh giá theo cường độ, đo bằng đơn vị decibel (dB) trên thanh Logarit.
Những âm thanh như tiếng thở 10dB, hay tiếng trò chuyện 60dB, không gây hại cho con người. Tổn thương sẽ bắt đầu xảy ra khi bạn nghe âm thanh 80dB, ví dụ tiếng máy thổi lá trong hơn 1 giờ. Theo thang logarit, 100dB mạnh gấp 1 tỷ lần so với 10dB nên bất cứ âm thanh nào trên 100dB đều có thể gây suy giảm thính lực.
Do đó, tiếng một chiếc xe bấm còi inh ỏi cách xa 5m đạt 100dB, có thể dẫn đến mất thính giác sau 15 phút. Ai đó hét thẳng vào tai bạn đạt 110dB, sẽ gây mất thính giác trong chưa đầy 2 phút. Đứng cạnh còi báo động 120dB, động cơ phản lực 140dB, hay tiếng pháo nổ 150dB sẽ lập tức gây suy giảm thính lực, thậm chí đau đớn.
Theo các nhà nghiên cứu, màng nhĩ con người sẽ vỡ ở mức khoảng 175dB, phổi sẽ bị hỏng khiến người nghe mất mạng với âm thanh trên 200dB. Nhưng để đạt tới mức đó, bạn cần ở cạnh một nguồn âm thanh cực lớn, như động cơ tên lửa ồn nhất thế giới đạt 204dB.
Nhưng con người cũng bị ảnh hưởng bởi những âm thanh không nghe thấy được, tùy vào cường độ tần số và thời gian tiếp xúc. Theo giới chuyên gia, sóng hạ âm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch và hệ hô hấp, dẫn đến những tình trạng như mất tập trung, mệt mỏi, trầm cảm, các cơ quan nội tạng rung động.
Bạn nên đọc
-
Âm thanh lớn nhất Trái Đất là gì? Điều gì tạo ra âm thanh lớn nhất trên Trái đất?
-
Cách xem các hành tinh trong Hệ Mặt Trời bằng Google Maps chỉ với vài cú nhấp chuột
-
‘Pin cát’ đầu tiên trên thế giới giúp tích trữ năng lượng xanh trong nhiều tháng
-
Tại sao cùng một nhiệt độ nhưng mùa thu lại lạnh hơn mùa xuân?
-
10 âm thanh khiến con người cảm thấy khó chịu nhất
-
Xyanua là gì? Chất độc xyanua nguy hiểm mức nào?
-
Cấu tạo bình giữ nhiệt thế nào để có công dụng giữ nhiệt lâu như vậy?
-
Tại sao dãy số 142857 được mệnh danh là con số thần kỳ nhất trên thế giới?