Cảnh giác với email lừa đảo giả mạo ngân hàng Techcombank
Gần đây xuất hiện nhiều email lừa đảo, giả mạo email từ ngân hàng Techcombank gửi cho khách hàng. Khi bạn nhận được video này thì TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NHẤP VÀO FILE ĐÍNH KÈM.
Quantrimang xin lỗi nếu như khiến bạn cảm thấy khó chịu về những chữ viết hoa ở phía trên. Tuy nhiên, chúng tôi buộc phải làm như vậy bởi file đính kèm đó chứa mã độc nguy hiểm.

Email giả mạo này được setup rất giống với email từ ngân hàng Techcombank. Tên tài khoản được đặt là TECHCOMBANK và nhấp vào sẽ hiện ra địa chỉ là sophu@techcombank.com.vn. Nội dung của nó xoay quanh Bảng hướng dẫn thanh toán kỳ hạn 21/01/2021.

Thậm chí, để nạn nhân tin tưởng, nội dung email còn bao gồm cả số điện thoại hotline và địa chỉ email liên hệ với Techcombank. Đương nhiên, email cũng được dịch sang cả tiếng anh cho nó uy tín.

Khi xem xét kỹ lưỡng hơn, bạn sẽ tìm được Mail server và địa chỉ email thật của kẻ lừa đảo chứ không phải được gửi từ sophu@techcombank.com.vn. Email sophu@techcombank.com.vn chỉ được thiết lập làm bình phong để đánh lừa nạn nhân mà thôi.

Bên dưới email là một file đính kèm với phần mở rộng là 7z. Đây là file chứa mã độc nguy hiểm và nếu nhận được thì bạn không nên nhấp vào. Chúng tôi đánh giá không cao kẻ tấn công đứng đằng sau chiến dịch lừa đảo này vì tên của file đính kèm đã không được đặt một cách cẩn thận.
Bên cạnh việc không nhấp vào file đính kèm, chúng tôi cũng khuyên bạn không nên nhấp vào những đường link lạ, có dấu hiệu giả mạo ngân hàng. Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với Techcombank theo số điện thoại hỗ trợ 24/7 - 1800 588 822/ +84 24 3944 6699.

-
Cách gửi ứng dụng giữa các thiết bị Android thông qua tính năng Nearby Share
-
5 kiểu mix quần áo cho ngày mưa ẩm
-
Thiết bị Giao diện Con người (HID) là gì? Có vai trò như thế nào?
-
Cách đổi tên thiết bị Bluetooth trên máy Mac
-
Hướng dẫn làm trân châu hoa đậu biếc đẹp mắt tại nhà
-
Cách tạo link chia sẻ playlist video YouTube không cần tài khoản
-
‘Cơn ác mộng’ Ryuk ransomware được bổ sung thủ thuật mã hóa mới cực nguy hiểm
-
Những kỹ thuật tấn công giả mạo phổ biến nhất đang được hacker sử dụng
-
Hacker sử dụng tiện ích mở rộng trình duyệt để chiếm đoạt tài khoản Gmail của mục tiêu
-
Ngày càng nhiều nhóm hacker thực hiện các cuộc tấn công ‘theo đơn đặt hàng’ hoặc rao bán kỹ thuật hack của mình, vậy khách hàng là ai?
-
Một nhà sản xuất máy bay phản lực nổi tiếng bị tống tiền bằng mã độc Clop
-
Masslogger - mã độc sở hữu khả năng đánh cắp tất cả thông tin đăng nhập Chrome, Edge Outlook của mục tiêu