Các thí nghiệm vui, dễ làm tại nhà cho trẻ

Dưới đây là những thí nghiệm khoa học vui, dễ làm mà các bậc phụ huynh, cô giáo có thể dạy để trẻ thực hiện, vừa giúp trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh, hiểu hơn về các hiện tượng xảy ra, tiếp thu năng động, sáng tạo và não bộ linh hoạt hơn. Các thí nghiệm vui này cũng là một trò chơi thú vị và bổ ích mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện cùng trẻ tại nhà.

Trứng nổi trên nước

Chuẩn bị

  • 2 quả trứng
  • 2 ly nước
  • Một ít muối

Thực hiện

  • Cốc 1: Đổ nước lọc bình thường vào.
  • Cốc 2: Đổ lọc và 5 thìa muối cốc, khuấy để muối tan hoàn toàn.
  • Thả 1 quả trứng vào cốc 1, trứng sẽ nhanh chóng chìm xuống đáy cốc.
  • Thả quả trứng còn lại vào cốc 2, trứng lại nổi.

Trứng nổi trên nước

Giải thích

Quả trứng chìm trong cốc 1 vì mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước nên nó chìm xuống đáy cốc.

Quả trứng trong cốc thứ 2 nổi là do mật độ phân tử của nước muối cao hơn so với mật độ phân tử của vỏ trứng. Vì vậy, các phân tử nước muối đã nâng đỡ quả trứng nên nó không thể chìm xuống được.

Lửa que diêm cháy không có bóng

Chuẩn bị

  • Một que diêm.
  • Đèn pin

Đốt que diêm và giơ lên cách tường khoảng 15cm. Chiếu đèn qua tay đang cầm que diêm và quan sát trên tường. Bạn sẽ thấy chỉ có bóng que diêm và bàn tay xuất hiện trên tường, còn ngọn lửa thì không.

Lửa que diêm cháy không có bóng

Nguyên nhân là do lửa là một nguồn sáng và không cản ánh sáng qua nó nên không có khả năng tạo bóng trên tường.

Thí nghiệm hòa tan trong nước

Chuẩn bị

  • 5 cốc nước
  • Đường, muối, cát, hạt tiêu, Baking soda

Thí nghiệm

Thí nghiệm hòa tan trong nước

Đổ từng loại vật liệu vào 1 cốc nước riêng rồi khuấy lên. Cho trẻ quan sát để trẻ biết cốc nào tan, cốc nào không tan từ đó hiểu được thế nào là hòa tan và không tan.

Chọc que xuyên qua bóng bay mà không vỡ

Chuẩn bị:

  • Một quả bóng,
  • Que tre nhọn,
  • Dầu/ mỡ thực vật.

Thực hiện thí nghiệm

Chọc que xuyên qua bóng bay mà không vỡ

Thổi quả bóng căng lên ở mức vừa phải, sau đó buộc chặt lại. Nhúng que tre vào dầu mỡ rồi đâm nó vào chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sẫm và đâm xuống đáy cũng vào chỗ màu sẫm.

Quả bóng căng ra khi được thổi lên là do các phân tử cao su được kết nối thành các chuỗi dài, bện chặt vào nhau như một tấm lưới. Nếu chọc vào phần căng của quả bóng nó sẽ nổ do chuỗi phân tử bị phá vỡ. Tuy nhiên, nếu bạn chọc từ từ ở những điểm bóng không bị kéo quá căng như phần gần nút thắt thì chuỗi phân tử chỉ bị tách ra không đáng kể, nên quả bóng sẽ không bị nổ.

Bút chì xiên túi nước không làm nước tràn ra ngoài

  • Một túi ni-lông được làm từ polyethylene
  • Một cây bút chì thông thường
  • Nước

Thí nghiệm:

Đổ nước đầy vào túi và buộc túi lại. Cầm bút chì xuyên qua túi nước mà nước không bị tràn ra khỏi túi.

Bút chì xiên túi nước không làm nước tràn ra ngoài

Nguyên nhân là do Polyetylen (hay PE, nguyên liệu của túi bóng) gồm một loạt đại phân tử được nối tuần tự với nhau trong các chuỗi dài uốn cong theo các hướng khác nhau hoặc cuộn tròn.

Khi bút chì nhọn xuyên qua túi tạo thành một lỗ nhỏ, chuỗi phân tử tách rời ra và bám chặt quanh bút chì khiến nước không thể chảy qua lỗ.

Giấy không bị ướt khi tô sáp màu

Chuẩn bị

  • 2 tờ giấy trắng
  • Sáp màu
  • Nước

Tô màu kín lên 1 tờ giấy trắng. Đổ nước lên lần lượt từng tờ. Tờ giấy được tô màu sẽ không bị thấm nước hay bị ướt, trong khi tờ còn lại bị ướt.

Nguyên nhân là do sáp màu có dầu nên khi tô lên giấy sẽ giúp tờ giấy không thấm nước.

Thí nghiệm đổi màu khi pha trộn màu sắc

Chuẩn bị:

  • Các cốc nước
  • Phẩm màu.

Cho nước vào cốc, sau đó sử dụng các tông màu khác nhau để pha. Ví dụ sử dụng màu xanh và màu đỏ để tạo ra màu vàng.

Bạn có thể dạy trẻ pha các màu sắc khác với nhau để được tông màu như mong muốn.

Bảng pha màu

Thứ Sáu, 28/05/2021 14:40
31 👨 1.105
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Nuôi dạy con