Nồi cơm điện bong lớp chống dính có dùng được nữa không, có độc hại không?

Lòng nồi cơm điện bong lớp chống dính sau một thời gian sử dụng bị trầy xước là tình trạng chung ở nhiều gia đình. Điều này khiến người dùng không hỏi lo lắng, liệu nó có an toàn nữa không?

Lõi nồi cơm điện bị trầy xước

Các lõi nồi cơm điện thông thường làm bằng kim loại (chủ yếu là nhôm), có khả năng dẫn nhiệt tốt và thường được phủ một lớp chống dính gọi là teflon lên trên bề mặt giúp cơm không bị dính vào nồi sau khi nấu.

Teflon là một chất trơ, sẽ bắt đầu hư hỏng khi đun nóng từ 230 đến 260 độ C và phân hủy khi đạt trên 350 độ C.

Trong quá trình nấu một vết xước nhỏ trên lớp chống dính có thể giải phóng khoảng 9.100 hạt nhựa, theo một nghiên cứu của Đại học Newcastle và Đại học Flinders (Australia).

Nếu lớp chống dính bị hỏng với kích thước từ vài milimet trở lên, có 2,3 triệu hạt vi nhựa, nhựa nano được giải phóng và chúng có khả năng xâm nhập vào thực phẩm.

Nhiệt độ tối đa của nồi cơm điện là 100 độ C, khi vượt quá mức nhiệt này nồi sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm. Điều này có nghĩa là teflon không phân hủy khi nấu cơm (100 độ C). Nên nếu không may ăn cơm có chất này thì chúng cũng không phản ứng với các tế bào cơ thể mà bị đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên, phần keo dính chất Teflon với lòng nồi nhôm là chất dễ phân hủy bởi nhiệt độ cao tạo ra các chất nguy hại cho con người. Do vậy không nên tiếp tục sử dụng nồi cơm điện có lõi quá cũ, lớp chống dính bị bong tróc nặng.

Nhiều gia đình thường tận dụng nồi cơm điện để nấu nướng, chiên xào ở nhiệt độ cao. Mức nhiệt cao đó khiến teflon bị phân hủy mạnh. Đặc biệt là khi dùng lõi nồi đun đồ chua, mặn thì mức độc hại càng tăng lên bởi thức ăn có tính axit sẽ khiến lớp chống dính trong lòng nồi bị bào mòn và dễ ăn mòn lớp kim loại gây ra những tạp chất có hại cho sức khỏe.

Thứ Hai, 14/08/2023 16:58
52 👨 290
0 Bình luận
Sắp xếp theo