Những lưu ý với phương pháp ngâm chân trị bệnh

Ai cũng nghĩ ngâm chân trị bệnh bằng nước ấm hay thuốc/thảo dược là tốt, nhưng nếu không ngâm đúng cách thì không chừng lại rước họa vào thân đấy chứ chẳng đùa! Từ lâu ông cha ta đã truyền lại hay đã có rất nhiều bài báo thường ca ngợi về tác dụng của việc ngâm chân trị bệnh, nhưng điều đó không có nghĩa là đúng hoàn toàn vì quá nhiều thiết sót về các lưu ý khi ngâm chân mà chúng ta không lường tới như: Không phải ai cũng có thể ngâm chân được, hay không phải bệnh lý nào cũng được phép ngâm chân. Dưới đây là những lưu ý với phương pháp ngâm chân trị bệnh mà bạn phải nắm trong lòng bàn tay để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân của mình nhé!

Bệnh nào thì không được ngâm chân

Theo y học thì ở lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo, việc tác động vào đó sẽ rất có ích cho sức khỏe, cũng như cải thiện phần nào bệnh lý ở người như điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp, chống đau đầu, trị mất ngủ… Nhưng không phải ai cũng có thể được phép ngâm chân được đâu nhé! Đặc biệt là những bệnh lý sau đây thì việc ngâm chân cần phải tránh xa.

  • Những người đang mang thai, nhất là ba tháng giữa thai kỳ trở đi thì tuyệt đối không được ngâm chân. Vì khi đó thai đã to, có thể gây chèn ép tĩnh mạch vùng chậu khiến máu từ chân về tim kém. Nếu ngâm chân, dù là ngâm với thảo dược, cũng sẽ gây ứ trệ ở chi dưới, càng làm máu hồi lưu về tim kém, không tốt cho sức khỏe và khiến chân sưng phù thêm.
  • Người cao tuổi mắc bệnh suy tĩnh mạch thì nên hạn chế ngâm chân. Nếu việc này đã trở thành thói quen với một số người thì chúng ta nên ngâm chân nước lạnh ở 20 độ C trở xuống.
  • Người bị tiểu đường cũng không được ngâm chân, vì bệnh lý này thường có biến chứng ở bàn chân nếu chỉ số tiểu đường tăng cao. Vì vậy việc ngâm chân thường xuyên có thể sinh lở loét, hoại tử, khiến bệnh thêm trầm trọng, đặc biệt là khi ngâm với nước ấm và muối thì bạn cần phải tránh xa hoàn toàn. Đối với những người bệnh tiểu đường, thì khi bị biến chứng bàn chân, họ sẽ không có cảm giác gì, vì vậy việc ngâm nước quá nóng, người bệnh sẽ không cảm nhận được gì nên rất dễ bị phỏng và lở loét khó phục hồi như người bình thường.

  • Những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch. Những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân.
  • Đối với trẻ em thì việc ngâm chân nước nóng lại càng nên nghiêm cấm hơn cả, đặc biệt là đối với lứa tuổi đang trong độ phát triển. Khi ngâm chân bằng nước nóng, sẽ làm cho dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, nghiêm trọng hơn và biến dạng cốt sống, nguy hại cho sự phát triển thể chất sau này.

Vì vậy mà những trường hợp bị mắc các triệu chứng trên hãy cân nhắc khi sử dụng việc ngâm chân nước nóng.

Cách ngâm chân đúng cách

Thời điểm ngâm chân nào thích hợp

Nên ngâm chân ít nhất một tiếng sau khi ăn. Vì khi đó, màu đang được dồn xuống dạ dày để tập trung cho việc co bóp thức ăn. Nếu ngâm chân lúc này, máu sẽ bị phân tán xuống bàn chân, điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và quá trình hoạt động của dạ dày.

Nên ngâm chân trong bao lâu

Chỉ nên ngâm chân trong vòng 30 phút, sau đó bạn có thể tự massage chân bằng cách dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoay tròn các ngón chân, chú ý tìm những điểm có cảm giác đau, ấn day vào đó sẽ tăng hiệu quả phòng - trị bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bồn massage chân chuyên dụng. Loại bồn massage này có các con lăn massage lớn, bạn chỉ cần di chân theo từng con lăn. Đặc biệt loại bồn ngâm chân này có thêm đèn hồng ngoại trị bệnh và ngăn chứa dành riêng cho các loại thảo dược hoặc muối, cho hiệu quả massage và thư giãn cao hơn các phương pháp thông thường.

Sử dụng loại bồn ngâm chân nào

Sử dụng chất liệu bồn ngâm chân cũng phải được lưu tâm. Vì khi ngâm với nhiệt độ cao, nếu chất liệu không tốt sẽ rất dễ phát sinh các chất dễ gây phản ứng với thuốc, thậm chí là chất độc hại.

Bạn nên sử dụng bồn ngâm chân có chất liệu gỗ hoặc nhựa cao cấp (loại nhựa này có thể chịu được nhiệt độ cao so với loại nhựa thông thường khác). Các loại bồn massage chuyên dụng hiện nay như bồn massage Beurer, bồn ngâm chân Laica thường được làm bằng nhựa cao cấp vì tính nhẹ gọn, lại vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, nhờ tính chịu nhiệt tới 100 độ C.

Lượng nước ngâm chân

Chỉ để lượng nước ngâm vừa phải, từ mắt cá trở xuống, không được ngâm đến bắp chân. Nên chọn phòng thoáng mát, tránh gió lùa khi ngâm chân. Sau khi ngâm xong, nên chuẩn bị khăn tắm khô để lau, phòng cảm lạnh.

Thứ Ba, 15/05/2018 17:18
51 👨 401
0 Bình luận
Sắp xếp theo