15 ngôi chùa Hà Nội đẹp và linh thiêng, thu hút nhiều du khách

Hà Nội có rất nhiều ngôi chùa cổ kính, linh thiêng. Nếu muốn tham quan chùa, cầu bình an, cầu duyên và ngắm nhìn những kiến trúc độc đáo từ xa xưa, bạn nên đến các ngôi chùa này.

1. Chùa Một Cột - ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội

  • Vị trí: Phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội

Chùa Một cột

Chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á với nghệ thuật thiết kế, điêu khắc, chạm gỗ và hội họa mang đậm văn hóa dân tộc. Chùa được đặt trên một cột đá lớn, mang dáng dấp của một đài sen.

Chùa được xây dựng từ năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Cho tới nay, chùa đã trải qua không ít lần trùng tu và phục dựng vào các triều đại.

2. Chùa Trấn Quốc

  • Vị trí: 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ

Chùa Trấn Quốc - chùa đẹp ở Hà Nội

Chùa Trấn Quốc cổ kính nằm trên gò đất được bao quanh bởi làn nước xanh biếc. Chùa được xây dựng từ thời Tiền Lý (thế kỷ thứ 6). Nhìn từ trên cao, chùa Trấn Quốc có dạng hình chữ Công với 3 phần chính: Thượng điện, Tiền đường và Nhà Thiêu hương.

3. Chùa Hà - chùa cầu duyên ở Hà Nội linh thiêng

  • Vị trí: Ngõ 86 Phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chùa Hà - chùa cầu duyên ở Hà Nội linh thiêng

Chùa Hà còn được gọi là Thánh Đức Tự, cùng với đình Bối Hà hợp thành cụm di tích Đình - chùa Hà. Ngôi chùa này là địa điểm "ruột" của dân FA vì được cho là cầu duyên linh thiêng nhất tại Hà Nội.

4. Chùa Láng Đống Đa Hà Nội

  • Vị trí: 112 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

 Chùa Láng Đống Đa Hà Nội

Chùa Láng có tên gọi là Chiêu Thiền Tự, được xây dựng vào thời Lý, từng được xem là “Đệ nhất tùng lâm” của thành Thăng Long xưa. Chùa mang nét nghệ thuật của thời Lý. Ngôi chùa này còn lưu giữ khoảng 15 tấn bia đá, được đánh giá là kiệt tác của thời nhà Lê.

5. Chùa Bộc - chùa Hà Nội gắn liền với chiến thắng lịch sử

  • Vị trí: Số 14 phố Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội

Chùa Bộc - chùa Hà Nội gắn liền với chiến thắng lịch sử

Chùa Bộc vốn có tên là chùa Sùng Phúc, là điểm ghi dấu chiến công hiển hách của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc chiến chống quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu.

Kiến trúc của chùa bao gồm Cổng Tam Quan, Điện Tam Bảo, gian thờ Tổ, thờ Mẫu, khuôn viên và các gò.

Hiện nay chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý như tấm bia được tạc từ năm 1676, ghi lại lịch sử hình thành và các sự kiện lịch sử liên quan, tượng Phật, bia năm Chính Hòa thứ 7 (1686), bia năm Quang Trung thứ 5 (1792) và quả chuông đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), lò đúc tiền, các bức hoành phi, câu đối từ thời Tây Sơn.

6. Chùa Pháp Vân

  • Vị trí: thôn Phù Ninh, xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội

Chùa Pháp Vân

Chùa Pháp Vân được xây dựng dưới thời Lý theo hình chữ Công, gồm 100 gian bề thế, trước mặt là khoảng sân rộng trải dài thoáng đãng.

Kiến trúc chùa Pháp Vân được bắt đầu từ cổng Ngũ Môn. Tổng thể chùa bao gồm: tiền đường, hậu đường, khu nhà 5 gian Tam Bảo và tòa Thủy Đình.

Hiện nay, bên trong chùa đang thờ 116 tượng Phật được chạm khắc tinh xảo có niên đại từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.

7. Chùa Phổ Quang

  • Vị trí: Làng Tình Quang, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội

Chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang là một di tích lịch sử văn hóa thời Trần xuất hiện cách đây 800 năm, do Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử thành lập. Ngôi chùa Hà Nội cổ này có vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm.

8. Chùa Hương - chùa linh thiêng ở Hà Nội

  • Vị trí: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Chùa Hương - chùa linh thiêng ở Hà Nội

Chùa Hương được thành lập vào thời vua Lê Huy Tông (1680 - 1704), được mệnh danh "Nam thiên đệ nhất động". Ngôi chùa gắn liền với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Ba trong nhân gian.

Chùa Hương là một quần thể lớn gồm các chùa, đền, miếu thờ khác nhau và những địa điểm tham quan hàng đầu như Bến đục chùa Hương, suối Yến, đền Trình, động Hương Tích...

9. Chùa Quán Sứ

  • Vị trí: Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ có niên đại hàng trăm năm, là một trong những danh lam cổ tự bậc nhất ở Hà Thành. Ngôi chùa được thành lập vào khoảng thế kỷ XIV - XV, là sự kết hợp tinh hoa kiến trúc từ các ngôi chùa lớn ở miền Bắc, tuân theo bố cục "nội Công ngoại Quốc".

10. Chùa Linh Ứng Hà Nội

  • Vị trí: 290 phố Khâm Thiên, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội

Chùa Linh Ứng Hà Nội

Chùa Linh Ứng được xây dựng từ thế kỷ 19. Đây là ngôi chùa thờ Phật và đức thánh Trần, tức Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

11. Chùa Thầy

  • Vị trí: ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Chùa Thầy

Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý, sở hữu kiến trúc cổ độc đáo.

12. Chùa Phúc Khánh

  • Vị trí: 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh được xây dựng cuối thời nhà Trần, mang đậm giá trị tín ngưỡng Bắc tông. Trong chùa thờ Phật cũng như Thánh Mẫu và các bậc cao nhân.

Chùa Phúc Khánh Hà Nội hiện vẫn giữ nhiều di vật quý giá như tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay, tượng Quan Thế Âm, tượng A di đà, 21 tấm bia đá, 3 Đại hồng chung có niên đại từ xa xưa và nhiều món đồ thờ tự khác.

13. Chùa Tứ Kỳ

  • Vị trí: đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Chùa Tứ Kỳ

Chùa Tứ Kỳ có tên chữ là Linh Tiên Tự, được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, tọa lạc trên một gò đất cao ở phía đông hồ Linh Đàm.

14. Chùa Kim Liên

  • Vị trí: Thôn Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng, và là một trong 10 di tích cổ đặc sắc nhất Việt Nam.

Ngôi chùa này có niên đại lên đến hàng trăm năm, qua các triều đại Lý, Trần. Chùa Kim Liên Hà Nội nổi bật với kiến trúc chạm trổ độc đáo, cổ xưa. Các hạng mục công trình trong chùa được sắp xếp và xây dựng đối xứng nhau qua trục chính.

Trong chùa có những các tấm bia đá được trạm trổ công phu, các bức chạm nổi hình rồng, hoa văn cổ…

15.Chùa Thiên Phúc

  • Vị trí: Số 94 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm

Chùa Thiên Phúc

Chùa Thiên Phúc nổi tiếng với nhiều kiến trúc đẹp và tinh tế. Cổng chùa Thiên Phúc là một ngũ môn đồ sộ với 3 lầu kiểu 3 tầng 8 mái và 2 ngọn tháp lớn hai bên. Trên gác có treo chuông và chiêng trống.

Chùa thờ Phật, Đức thánh Trần Hưng Đạo, công chúa Liễu Hạnh cùng nhiều điện thờ khác.

Chủ Nhật, 14/01/2024 11:57
52 👨 532
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Du lịch