Hóa vàng ngày nào đẹp Tết Giáp Thìn 2024

Chọn ngày đẹp, giờ đẹp để hóa vàng Tết 2024 nhằm tiễn ông bà tổ tiên và nghênh đón chư vị thần linh, thần tài với với gia đình hy vọng một năm mới phát đạt, may mắn là phong tục của người Việt sau những ngày Tết. Vậy, ngày đẹp hóa vàng năm 2024 là ngày nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tết 2021 hóa vàng vào ngày nào đẹp, giờ nào đẹp?

Ngày tốt hóa vàng năm 2024

Lễ hóa vàng thường được diễn ra từ ngày mùng 3 đến mùng 10. Trong năm 2024, các gia đình có thể chọn hóa vàng vào ngày mùng 3, 4, 7, 8.

Giờ đẹp hóa vàng tết 2024

Ngày mùng 3/1 Tết âm lịch (tức thứ Hai, ngày 12/02 dương lịch)

  • Giờ Hoàng Đạo: Tý (23 - 1), Sửu (1 - 3), Mão (5 - 7), Ngọ (11 - 13), Thân (15 - 17), Dậu (17 - 19).

Ngày mùng 4/1 Âm lịch Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (tức thứ Ba, ngày 13/02 dương lịch)

  • Giờ Hoàng Đạo: Dần (3 - 5), Mão (5 - 7), Tỵ (9 - 11), Thân (15 - 17), Tuất (19 - 21), Hợi (21 - 23).

Ngày mùng 7/1 Âm lịch Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (tức thứ Bảy, ngày 16/01 dương lịch)

  • Giờ Hoàng Đạo: Dần (3 - 5), Thìn (7 - 9), Tỵ (9 - 11), Thân (15 - 17), Dậu (17 - 19), Hợi (21 - 23).

Ngày mùng 8/1 Âm lịch Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (tức Chủ Nhật, ngày 17/02 dương lịch)

  • Giờ Hoàng Đạo: Sửu (1 - 3), Thìn (7 - 9), Ngọ (11 - 13), Mùi (13 - 15), Tuất (19 - 21), Hợi (21 - 23).

Mâm cúng hóa vàng hết Tết

Tùy từng vùng miền mà mâm cúng hóa vàng thường gồm các lễ vật sau:

  • Mâm ngũ quả, tiền âm phủ, vàng mã, hoa tươi, hương đèn, trầu cau...
  • Bánh chưng, thịt gà, giò lụa, nem, thịt...

Gia chủ chuẩn bị mâm cúng thành tâm, tùy điều kiện của mỗi gia đình chứ không cần làm quá lớn.

Cách làm lễ hóa vàng

  • Sau khi dâng mâm cúng, gia chủ tiến hành thắp hương và đọc bài văn khấn hóa vàng.
  • Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép thần linh và tổ tiên vàng mã đi hóa.
  • Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần trước, sau đó mới đến tổ tiên.
  • Hóa vàng phải tiến hành ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng.
  • Hóa vàng mã của  gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên, cuối cùng là phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm.
  • Khi tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vào. Theo quan niệm xưa, phải làm như vậy thì các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Lưu ý: Khi hóa không dùng que gẩy tiền vàng liên tục, vì sẽ làm rách tiền, các cụ không tiêu được.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Chủ Nhật, 11/02/2024 08:58
42 👨 35.601
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tết 2024