Tưởng tượng một giám đốc điều hành nhiều năm kinh nghiệm được cố vấn bởi một amateur "tay nghề" còn yếu hay một vận động viên đầy tài năng được huấn luyện bởi một anh chàng "chân ướt chân ráo" vào nghề...., chắc chắn điều này không bao giờ xảy ra. Nếu muốn học cách để trở thành người giỏi nhất về một thứ gì đó thì hãy học hỏi từ các chuyên gia thực thụ.
Khởi nghiệp hiện đang lan rộng trên khắp toàn cầu, tuy nhiên, trung tâm của phong trào này, không có gì phải nghi ngờ, đó chính là thung lũng Silicon ở Mỹ. Đây chính là nơi mà các hoạt động "cải tiến – đầu tư mạo hiểm – khởi nghiệp" được kích hoạt góp phần tạo ra những cái tên đầy quyền lực như Cisco, Facebook, Google, Intel hay Apple. Bên cạnh đó, các công ty như PayPal, Netflix, Uber, Tesla và Airbnb cũng đang nỗ lực không ngừng để thách thức hiện trạng, chuyển đổi các ngành công nghiệp lâu đời và thay đổi cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách rất sâu sắc.
No one lives long enough to learn everything they need to learn starting from scratch. To be successful, we absolutely, positively have to find people who have already paid the price to learn the things that we need to learn to achieve our goals - Brian Tracy
Không ai sống đủ lâu để học mọi thứ mình cần phải học từ điểm đầu tiên. Để thành công, chúng ta tuyệt đối phải tích cực đi tìm những người đã trả giá để học những điều chúng ta cần nhằm đạt được mục tiêu của mình.
Nếu đang có ý định sáng lập, phát triển hay lãnh đạo một startup nào đó thì hãy bắt đầu tìm hiểu về thung lũng Silicon ngay từ bây giờ. Bởi từ đây, bạn sẽ học được rất nhiều bài học bổ ích và "xương máu" từ thành công cũng như thất bại của các công ty hàng đầu thế giới.
1. Phần mềm đang "ăn thịt" thế giới
Nhà sáng lập Netscape và chuyên gia đầu tưu gạo cội Marc Andreessen đã đúng khi đưa ra tuyên bố này. Tuy nhiên, ý của ông ở đây là phần mềm đang phá vỡ và định dạng lại mô hình cạnh tranh của gần như tất cả các ngành trên thế giới. Câu hỏi đặt ra cho các startup ở đây là: liệu có nên chiêu mộ ngay một Geek (hiểu nôm na là những gã lập trình viên máy tính – coder hoặc programmer – có vẻ ngoài khá lập dị, quần áo tóc tai khác người, chỉ biết nói chuyện về máy tính và đặc biệt, có thể xử lý mọi vấn đề của máy tính; hiểu đúng hơn thì đó là những người có kiến thức vững chắc, rộng về một lĩnh vực nào đấy và đặc biệt là có đam mê cho lĩnh vực này) hay bắt đầu tìm kiếm một nhà đồng sáng lập mà biết viết code?
2. Đam mê
Không hề có khái niệm tuần làm việc 4 giờ hay cân bằng công việc và cuộc sống ở đây, đó chính là điều quan trọng.
Nếu muốn trở thành một người khởi nghiệp thành công thì bạn cần sẵn sàng để làm việc 24/7 và đối mặt với rất nhiều thử thách khắc nghiệt để biến ước mơ trở thành hiện thực. Đấy là lý do tại sao bạn phải yêu công việc. Nếu không, bạn sẽ chẳng thể nào sống sót trong những khoảnh khắc "tử thần" hay vượt qua được những chướng ngại vật đầy nguy hiểm trên hành trình gây dựng cơ nghiệp.
Đam mê với những gì đang làm là thứ sẽ truyền cảm hứng cho những người khởi nghiệp thực thụ.
3. "No man is an island"
"No man is an island" – không ai sống một mình, không ai muốn mình là một hòn đảo cô đơn cả.
Thế giới công nghệ giờ đây đầy rẫy các câu chuyện về những nhóm làm việc tuyệt vời và những mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ, từ Steve Jobs và Steve Woznia, Andy Grove và Gordon Moore của Intel cho đến những Team huyền thoại mà đã tạo ra chiếc Macintosh đầu tiên của Apple và máy trạm SUN ở Stanford.
Thật hiếm có startup nào thành công mà không có sự hỗ trợ từ người khác.
4. Bạn không thể phát triển nếu thiếu tiền
Mô hình thất bại của hầu hết các startup và doanh nghiệp nhỏ đó chính là cạn tiền. Tương tự nhiều công ty khác, Facebook, WhatsApp và Alibaba khi mới hình thành đều dựa vào vốn góp của các thành viên sáng lập nhưng họ vẫn tiếp tục gọi vốn khi cần thiết để mở rộng quy mô phát triển.
Hãy nhớ công thức này: nhà sáng lập + đầu tư mạo hiểm = khởi nghiệp. Nếu chỉ dựa vào vốn tự có thì startup của bạn chẳng thể nào sống sót và một khi đã không còn tiền thì cũng đừng nghĩ đến việc mở rộng.
5. Nếu không làm thì chẳng có điều gì xảy ra cả
"Nếu bạn làm, chắc chắn sẽ thành công" – câu khẳng định này có thể sai, nhưng "nếu không làm thì chẳng đạt được gì" luôn luôn đúng!
Bạn sẽ không bao giờ có cơ hội trở thành một doanh nhân khởi nghiệp nếu bạn không chịu ra khỏi giường, đến văn phòng, dành cả ngày để nghiên cứu sản phẩm, biến nó trở thành thứ có thể sử dụng được và đặt lên tay của người khác.
Mark Zuckerberg đã biến điều này trở thành triết lý của Facebook: "Move fast and break things" – di chuyển nhanh và đột phá. Quả thật, đúng là như vậy.
6. Trải nghiệm người dùng là điều rất quan trọng
Trải nghiệm khách hàng đối với một sản phẩm sẽ là động lực tạo ra sự gắn kết, hài lòng và kéo họ về phía công ty bạn. Đó chính là điều đã tạo nên những cái tên thành công như Tivo, Uber hay Iphone; đồng thời, từ đây, những cơ hội kinh doanh tuyệt vời cũng sẽ bắt đầu xuất hiện.
7. Ý tưởng đầu tiên của bạn không quan trọng
Các công ty thường không tạo ra điều gì đó lớn lao hoàn toàn dựa trên ý tưởng hay sản phẩm đầu tiên của họ. Twitter được hình thành trong khi các nhà sáng lập đang làm việc tại Odeo – một startup về truyền thông kỹ thuật số.
Thị trường tìm kiếm đang có tính phân đoạn cao và Google cũng chỉ đạt được 8% thị phần khi ra mắt AdWords vào tháng 10/2000. Đây mới chính là thứ tạo nên thành công đột phá chứ không phải là công cụ tìm kiếm như ý tưởng ban đầu của nhóm sáng lập.
8. Khác biệt hoặc là chết
Có một quan niệm phổ biến rằng Mobie Web (website phiên bản mobile) đã hạ thấp các rào cản nên rất dễ dàng để bắt đầu kinh doanh mà không cần phải bỏ ra nhiều tiền. Đúng, web đang là sân chơi của tất cả mọi người, tuy nhiên, không chỉ dành cho bạn.
Do vậy, hãy luôn nhớ rằng sản phẩm của bạn buộc phải khác biệt hơn tất cả những thứ khác trên thị trường nếu bạn muốn dành chiến thắng. Và tất nhiên, bạn phải muốn chiến thắng.
9. Hãy tin vào linh cảm của bạn
Mỗi startup thường tập trung cao độ vào một thứ tại một thời điểm: đầu tiên là chứng minh concept (ý tưởng chủ đạo), sau đó là ra mắt sản phẩm, giành được một tỷ lệ chấp nhận (adoption rate) ấn tượng và cuối cùng, mở rộng để tăng thị phần. Chắc chắn, bạn cũng phải kêu gọi vốn đầu tư nhưng phần lớn, bạn phải học cách tập trung và nói "không" rất nhiều. Thêm vào đó, khi thời cơ đến, bạn phải nhận ra nó là gì và sẵn sàng để nói "yes". Bạn phải biết khi nào nên nói như vậy.
Làm thế nào bạn có thể chỉ ra điểm khác biệt giữa tất cả những lần bạn buộc phải nói "không" và những cơ hội hiếm bạn nhất định phải nói "có"? Hãy tin vào linh cảm. Đằng sau thành công của một startup là một (hoặc hai) nhà sáng lập có lòng can đảm để đối mặt với nỗi sợ thứ gì đó vô hình và nhảy qua "các vách đá dựng đứng". Đó chính là điều cốt lõi của tinh thần khởi nghiệp – một phong cách đậm chất thung lũng Silicon mà bất cứ startup nào cũng cần phải ghi nhớ.