6 bí kíp thoát nạn trong hoàn cảnh “ngàn cây treo sợi tóc”

Trong cuộc sống của chúng ta bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra, và những trường hợp nguy hiểm ấy có thế đe dọa đến tính mạng như chơi.

Vậy nên, chuẩn bị cho mình những kỹ năng để giúp bản thân mình thoát khỏi những tình huống "ngàn cân treo sợi tóc" là vô cùng cần thiết.

Nắm vững những bí kíp sinh tồn này sẽ không bao giờ là thừa với bất cứ ai.

1. Thoát khỏi dòng nước xiết ở bờ biển

Thoát khỏi dòng nước xiết ở bờ biển

Nếu bạn đang đi bơi dưới trên, bỗng nhiên bạn phải đối mặt với sóng thần, thủy chiều hoặc "rip current" (dòng chảy xa bờ). Những hiện tượng này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, chúng ta khó có thể đoán biết được, lúc này bạn sẽ bị cuốn vào dòng nước và lôi bạn đi xa bờ.

Theo bản năng của con người chúng ta sẽ cố gắng để bơi thoát khỏi dòng nước này, vào bờ càng nhanh càng tốt, thế nhưng nó thật sự sẽ không có ích, bởi dòng nước này rất mạng sẽ cuốn bạn trôi đi nhanh hơn mà thôi.

Vậy nên nếu bạn bị cuốn theo dòng nước này, tốt nhất bạn đừng bơi thẳng, nó sẽ làm cho bạn bị cuốn đi xa hơn, lúc này hãy bơi theo đường chéo hoặc song song với bờ để có thể thoát được khỏi dòng nước này càng nhanh càng tốt.

Dòng nước này không quá rộng, bạn hoàn toàn có thể bơi khỏi nó và tự giải cứu cho mình.

2. Trốn chạy khỏi cá sấu truy đuổi

Trốn chạy khỏi cá sấu truy đuổi

Vào một ngày đẹp trời, bạn đang đi dạo bỗng nhiên gặp phải một con cá sấu, vậy phải làm sao để chạy thoát được nó bảo toàn tính mạng cho mình.

Nhiều người theo bản năng sẽ chạy thẳng, chạy càng nhanh càng tốt, tuy nhiên bạn sẽ khó thoát khỏi, bởi nếu di chuyển theo đường thẳng thì cá sấu còn chạy nhanh hơn cả người. Vậy nên, khi gặp cá sấu bạn hãy chạy theo kiểu zíc zắc để trốn thoát, bởi cá sấu có thân hình rất lớn, chân ngắn và thân dài sẽ rất vụng về khi phải rẽ ngoặt ở đâu đó.

3. Bị sứa "tấn công" phải làm gì để không bị buốt

Bị sứa "tấn công" phải làm gì để không bị buốt

Sứa là một loại động vật nhỏ xuất hiện ở biển rất nhiều. Nếu bạn đang tắm biển, không may đụng phải con sứa nó sẽ làm cho bạn cảm thấy rất ngứa và khó chịu. Trong một số trường hợp có người sẽ bị dị ứng với sứa sẽ có những phản ứng như dị ứng, sốc thần kinh có thể bị nhiễm độc mạnh. Vậy nên khi không may bị sứa "tấn công", bạn hãy:

  • Chạy thật nhanh lên bờ để làm sạch vết thương và loại bỏ hết phần còn lại của sứa tiếp xúc. Để tránh làm tay tổn thương, thì khi làm sạch vết thương bạn nên đeo găng tay, tránh tay trần chạm vào xúc tu sứa.
  • Dùng nước muối để rửa sạch vết thương mà sứa tiếp xúc. Lưu ý, bạn không nên dùng nước ngọt bởi chúng có thể kích hoạt các tế bào ngấm sâu hơn.
  • Tiếp theo dùng giấm táo hoặc rượu bôi lên vết thương để loại bỏ độc tố và đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Trong những lúc này hãy uống thật nhiều nước.

4. Khát khô cổ nhưng nơi đó chỉ có tuyết cũng tuyệt đối không ăn

Khát khô cổ nhưng nơi đó chỉ có tuyết cũng tuyệt đối không ăn

Một số người thường nghĩ rằng, tuyết cũng từ nước được ngưng tụ mà thành, vậy nên ăn tuyết thì cùng chẳng khác gì uống nước. Điều này không sai, nhưng việc làm này sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Bởi trong thời tiết lạnh, cơ thể bạn đang cố để giữ ấm, nếu ăn tuyết vào sẽ làm thân nhiệt đột ngột giảm xuống, có thể làm bạn bị cảm lạnh và viêm họng. Vậy nên trong trường hợp bất đắc dĩ, hãy đợi tuyết tan thành nước hãy uống nhé.

5. Dập tắt 1 chiếc chảo đang cháy

Dập tắt 1 chiếc chảo đang cháy

Trong lúc nấu ăn, do bất cẩn mà chiếc chảo bị bắt lửa vào trong và bùng cháy. Trong trường hợp này nhiều người sẽ dùng nước để đổ vào chảo lửa này.

Nhưng đây là điều tối kị đấy! Bởi đổ nước vào chảo dầu sẽ khiến ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn, dầu sẽ bắn tung tóe khắp nơi.

Nếu là ngọn lửa nhỏ, bạn có thể dùng baking soda để dập tắt ngọn lửa, bởi khi cho bột nở vào chảo sẽ giúp hấp thụ lượng oxy. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là bạn hãy dùng 1 tấm vải cotton lớn hoặc dùng hỗn hợp muối ăn, nước, muối ammoniac để dập lửa.

Muối ăn có tác dụng hấp thụ nhiệt và cách ly sự tiếp xúc của đám cháy với oxy trong không khí. Đồng thời, muối amoni cũng sản sinh ra CO2 nên sẽ dập được đám cháy rất nhanh chóng.

6. Khi bị 1 vết cắt quá sâu

Khi bị 1 vết cắt quá sâu

Nhiều người cho rằng, khi bị miếng sắt hay chiếc gai đâm vào tay làm thương dẫn đến chảy máu, lúc này nhiều người sẽ cắn răng chịu đựng để gắp bỏ những vật này ra khỏi cơ thể. Việc này hoàn toàn không sai, thế nhưng chỉ phù hợp cho những vết thương nhỏ, còn những vết thương lớn, sâu thì bạn không nên tự mình loại bỏ, bởi nó chỉ làm bạn mất nhiều máu và làm vết thương nặng hơn mà thôi.

Trong lúc đấy bạn đừng đụng vào vết thương mà hãy nhanh chóng đến trạm y tế gần nhất đế họ giúp đỡ.

Thứ Ba, 05/09/2017 17:10
51 👨 893
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Mẹo vặt