Một ông chủ thích thiên vị, đồng nghiệp thường xuyên "lấn chiếm" không gian hay một sinh viên thực tập làm việc thiếu nghiêm túc, đó cũng có khả năng sẽ là người "dìm" bạn xuống.
Suy nghĩ đầu tiên của bạn thường sẽ là tìm kiếm các giải pháp để hạn chế làm việc với người đó ít nhất có thể. Và vâng, nó sẽ giúp bạn được an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tập trung vào việc đối phó với những thói quen xấu của họ thì bạn thực sự sẽ bỏ lỡ cơ hội học tập lớn. Đó là bởi vì, giống như một công chủ đáng tin cậy hay một cộng sự truyền cảm hứng sẽ dạy cho bạn những kỹ năng giá trị thì làm việc với người khiến bạn "phát điên" cũng thực sự rất đáng giá.
Chú thích: Bài viết này được dịch lại từ chia sẻ của tác giả Sara McCord. Cô cũng là tay viết kỳ cựu trên nhiều Tạp chí nổi tiếng như Forbes, Mashable, News, TIME, Inc. và Business Insider.
Sau đây là 3 bài học mà bạn sẽ nhận được khi "kiên nhẫn" làm việc với những người khiến bạn khó chịu. Những bài học này bạn khó có thể nhận được khi tiếp xúc với những đồng nghiệp dễ mến.
1. Nếu người đó chính là sếp và chẳng bao giờ ngó ngàng đến nhiệm vụ đã giao cho bạn: Hãy học cách trở thành một người giao tiếp tốt hơn
Bạn thực sự hào hứng vì có một ông chủ luôn sẵn sàng dành cho bạn không gian tự do để hoàn thành dự án. Một khi được bổ nhiệm, bạn có thể làm việc với các ý tưởng của mình và biến chúng trở thành hiện thực. Tuy nhiên, những cảm giác tích cực về quyền sở hữu và sự tự tin sẽ nhanh chóng được thay thế bởi hàng loạt cảm xúc tiêu cực khi sếp nói rằng họ không thích sản phẩm cuối cùng và yêu cầu bạn làm lại.
Bạn cảm thấy như mình đã lãng phí thời gian và bị quăng vào một xó vậy. Tuy nhiên, trên tất cả, bạn hoàn toàn thất vọng bởi vì chuỗi sự kiện này đáng lẽ không nên xảy ra. Bạn muốn làm việc thật tốt và đã nỗ lực hết sức mình. Nếu cả bạn và sếp đều hiểu ý nhau sớm hơn thì bạn đã không phải mất ngần ấy thời gian và bạn cũng không phải ngồi lại với những phản hồi tiêu cực để rồi nghi ngờ chính khả năng của mình như lúc ấy.
Điểm cốt lõi ở đây là gì? Hãy làm quen với thuật ngữ "Managing up". Nói chung, thuật ngữ này được hiểu là hãy chủ động kết nối với người giám sát bạn. Bạn gửi cho họ các yêu cầu có thời gian cụ thể để kiểm tra. Bạn chia sẻ ý tưởng và tiến độ. Bạn yêu cầu những phản hồi rõ ràng. Bạn là tác nhân điều khiển. Rồi một ngày nào đó, khi bạn là người phục trách, hãy nhớ lại cái cảm giác đã từng không được chú ý và rút kinh nghiệm bằng cách đưa ra các lời khen ngợi cũng như phản hồi thường xuyên đối với cấp dưới của mình.
2. Nếu đó là một đồng nghiệp thích gây xung đột với bạn: Hãy học cách để có thể hợp tác hơn
Đây là sự thật: Bạn không sợ việc khai phá hết khả năng của bạn (và do đó, chính bạn) trong công việc. Tuy nhiên, một người đồng nghiệp đó lại có thể khiến bạn sợ hãi khi thể hiện tài năng tại văn phòng, anh ta sẽ tìm cách đẩy bạn xuống.
Thay vì tin tưởng vào ý kiến của bạn, anh ta lờ đi nó hoàn toàn. Anh ta hành động như thể mình là người thông minh nhất trong phòng và không có gì ngạc nhiên khi cả căn phòng cũng chẳng ai ủng hộ người đồng nghiệp thích phô trương này cả.
Và trong khi tránh xa các dự án có sự tham gia của người đồng nghiệp đó có thể giúp bạn được thoải mái thì có lẽ, một ngày nào đó, bạn sẽ phải làm việc với họ. Những lúc như vậy, hãy tập trung nhiều hơn (chứ không phải ít đi) vào những hành động phá hoại của người đó. Bởi đơn giản, trong khi anh ta hành động một cách cực đoan thì bạn sẽ nhận ra một vài thói quen chính mình cũng có thể mắc phải.
Có phải dường như anh ta đang đặt ra các giả thuyết liệu ai (hoặc không phải ai) sẽ là người có đóng góp lớn nhất và sau đó, chỉ tập trung lắng nghe hoặc tìm cách kết thân với họ? Anh ta có luôn là người nói đầu tiên hoặc nhiều nhất? Anh ta có trả lời các đề xuất nhanh tới mức mà khó có thể tin là anh ta đã thực sự dành thời gian để xem xét chúng? Hãy quan sát đối phương để rút kinh nghiệm. Khi đã biết những thói quen này tạo ra các ấn tượng xấu thì bạn sẽ chú ý nhiều hơn tới cách mà mình làm việc trong một nhóm để chắc chắn là không phạm phải bất kỳ sai lầm hớ hênh nào.
3. Nếu đó là người đồng nghiệp cố tỏ ra hào hứng với những công việc bình thường: Hãy học cách để trở thành một thành viên trong đội
Tôi không nghĩ bất cứ ai sẽ vạch ra mục tiêu "tranh giành công việc của người khác" trong kế hoạch của mình. Không một ai thiết tha với những công việc tầm thường cả. Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều người đều làm như vậy và đặc biệt là với những nhân viên mới thì càng phải chấp nhận sự thực: sẽ có không ít người tranh việc với bạn.
Tuy nhiên, một vài người nghĩ rằng miễn là công việc hoàn thành, không quan trọng nếu họ làm các công việc bình thường với một nụ cười trên khuôn mặt hay với một thái độ là rõ ràng họ thích làm một nhiệm vụ khác. Sẽ là vấn đề nếu có ai đó liên tục phàn nàn trong khi họ ngồi cạnh máy photocopy cả một buổi chiều mà chẳng làm gì cả, đúng không? Ai cũng nhận ra điều đó.
Bây giờ, hãy tự hỏi chính bạn: Bạn có phán xét con người này? Ngay cả khi bạn không có ý định nói ra vài lời tiêu cực, bạn vẫn sẽ nhận ra ai làm việc nhàm chán mà vẫn cố tích cực, niềm nở. Người đó khiến bạn ấn tượng và rồi, khi một dự án bắt đầu chạy, họ hy vọng trở thành người được lựa chọn đầu tiên nhờ sự "giả tạo" trong nhiệt huyết của mình.
Nếu bạn cảm thấy không công bằng khi được giao những nhiệm vụ tầm thường, hãy hẹn một buổi nói chuyện với sếp. Thêm nữa, hãy học hỏi từ những đồng nghiệp trên rằng cố tỏ ra hài lòng với những gì mình không muốn không làm thay đổi được khối lượng công việc. Thay vào đó, duy trì sự lạc quan thực sự sẽ giúp bạn được phân thêm nhiều nhiệm vụ khác trong tương lai.
Hoàn toàn có thể hiểu rằng bạn muốn tránh làm việc với những người khiến công việc của bạn trở nên khó khăn hơn hay khiến một ngày của bạn trở nên ít thú vị. Tuy nhiên, nếu "không may" phải làm việc với họ, hãy dành thời gian để rèn luyện các kỹ năng và bạn sẽ luôn nằm trong danh sách nhân viên được yêu thích nhất.