Làm thế nào để tối ưu hóa ảnh trong SEO

Câu hỏi trên thì quá dễ rồi, chắc chắn câu trả lời là CÓ, bắt buộc phải có ảnh (hoặc video minh họa) trong bài viết. Nhưng vấn để là làm thế nào? Hãy cùng Quản Trị Mạng tham khảo 1 số giải pháp, khía cạnh để giải quyết vấn đề này nhé.

Nếu tìm hiểu sơ qua thì bạn sẽ thấy có 1 số việc ta cần làm nếu muốn đạt hiệu quả tối đa trong việc dùng ảnh của bài viết:

  • Làm sao để đạt dung lượng ảnh nhỏ nhất có thể, trong khi vẫn phải đảm bảo chất lượng đẹp, rõ nét, kích cỡ vừa đủ với bài viết.
  • Định dạng ảnh phù hợp? ảnh JPG hay PNG? Hay là GIF?
  • Có tên ảnh phù hợp, có chèn thẻ alt text. Và lại phải phù hợp với Search Enginge nữa?

1. Sử dụng ảnh phù hợp:

Ảnh, khi đưa vào bài viết với đoạn content phù hợp, sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm được ý chính của cái mà bạn đang đề cập đến. Chúng ta có thể hình dung đến câu nói:

  • A picture is worth a thousand words - Nói có sách, mách có chứng

Ví dụ:

ảnh Đinh Dậu 2017

Nếu để ảnh + chú thích như trên thì ai cũng dễ dàng hiểu ngay là đang nói đến năm Đinh Dậu 2017 - năm con gà

2. Tìm ảnh phù hợp:

Khuyến khích: hãy luôn sử dụng ảnh của chính bạn nếu được. Cụ thể hơn là ảnh bạn tự làm, tự chụp, tự chỉnh sửa... sẽ có tác dụng hơn rất nhiều so với ảnh copy trên Internet. Và lưu ý thêm là bài viết của bạn cần có những file ảnh có cùng chủ đề với bài viết.

Ví dụ:

  • Bài viết về con gà, năm Đinh Dậu 2017 thì tên file ảnh cũng phải có chứa những từ khóa như vậy. Ví dụ: dinh-dau-2017.jpg

Một số lý do khác để tối ưu hóa hình ảnh theo cách này để thuận lợi, tốt hơn cho SEO bao gồm:

  • Họ nhấn mạnh vào tiêu đề của bài viết.
  • Dễ dàng lôi kéo sự chú ý, thu hút của người đọc, của Search Engine.
  • Dễ dàng chia sẻ qua mạng xã hội hơn.

Nếu bạn không tự làm được ảnh của riêng mình, hãy tìm kiếm trong các kho ảnh Stock. Tham khảo bài viết giới thiệu về ảnh Stock tại đây.

Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng ảnh động - ảnh GIF cũng mang lại hiệu quả rất lớn trong vài năm gần đây. Mặc dù có 1 số nhược điểm là dung lượng ảnh lớn, chất lượng ảnh không tốt bằng ảnh Vector, nhưng khả năng truyền tải ý nghĩa của ảnh GIF lại vô cùng tốt.

ảnh GIF ảo thuật với mèo

Ảnh bé bé xinh xinh như này thường dung lượng khoảng 2MB, trong khi ảnh JPG hoặc PNG cùng size chỉ là 100 - 200KB

3. Chuẩn bị ảnh trong bài viết:

Có 1 số gạch đầu dòng các bạn cần, và nên chú ý trong việc này.

  • Đặt tên cho file ảnh sao cho phù hợp: Như đã nhắc ở trên, quy tắc đầu tiên khi đặt tên file cho ảnh là bao quanh chủ đề chính của bài viết, của đoạn văn mà bạn đang đề cập đến.
  • Kích thước: size ảnh có liên quan đến những gì? Đến tốc độ load ảnh, đến tốc độ load của trang, và tốc độ tải trang nhanh hoặc chậm là thước đo cực quan trọng của việc xếp hạng trang web của bạn. Do vậy bạn đã biết phải dùng ảnh có kích thước bao nhiêu rồi chứ?
  • Thay đổi kích thước ảnh so với ảnh gốc: có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn trong việc này, có thể là MS Paint của Windows, có thể là Adobe Photoshop, và một số công cụ trực tuyến khác như: ImageOptim, JPEGMini, PunnyPNG, Kraken...
  • Kiểm tra xem ảnh đã được tối ưu hóa hay chưa? Dùng công cụ YSlow tại đây.

4. Đưa ảnh vào bài viết:

Quy luật ở đây là bất cứ đoạn văn nào bạn có thể minh họa được, hãy chèn ảnh vào đoạn đó.

5. Chú thích ảnh:

Đây có thể coi là mảnh ghép cuối cùng và cần hoàn thiện nếu bạn muốn SEO tốt cho ảnh. Vậy chú thích ảnh ở đây có thể hiểu là gì? Và làm sao để đạt hiệu quả tối đa ở bước này?

  • Chú thích ảnh ở đây là thông tin mà bức ảnh đang nói đến (thường hay xuất hiện ở dưới tấm ảnh. Ví dụ: nguồn ảnh ở đâu, chụp ở đâu, thời gian nào... đó cũng là chú thích ảnh).
  • Chúng ta phải thêm chú thích cho tất cả các ảnh? Câu trả lời là KHÔNG. Vì sao? Đôi khi bức ảnh xuất hiện trong bài là để phục vụ cho mục đích nào đó, và điểm mấu chốt ở đây là phụ thuộc vào ý nghĩa của bức ảnh là ta có chèn chú thích vào hay không.

6. Alt text và title text trong chú thích ảnh:

Đây là phần gây nhiều tranh cãi cho người làm nội dung. Phần alt text là thông tin chú thích cho ảnh, nhưng nó lại không hiển thị với người đọc. Bạn có thể hình dung nôm na alt text là phần chú thích ảnh dành riêng cho Seach Engine vậy. Bạn có thể tham khảo nhiều ý kiến khác nhau về alt text cho ảnh tại WikiPedia. Và lưu ý là nên bổ sung phần alt text cho ảnh nhiều nhất có thể.

Khi di chuyển chuột qua 1 ảnh nào đó, trình duyệt IE - Microsoft Edge sẽ hiển thị alt text như 1 phần tooltip, còn Chrome và Firefox sẽ hiển thị title text của ảnh. Title Text và Alt Text có phần tương đương nhau:

  • Alt Text hiển thị cho Search Engine, không hiện ra với người đọc.
  • Title Text hiển thị cho người đọc.

Chúng tôi sẽ có 1 bài viết riêng về cách dùng, phân biệt thẻ Alt và Title đối với ảnh trong tương lai gần.

7. Căn chỉnh, vị trí ảnh:

Tùy theo từng bố cục của trang web mà các bạn đặt ảnh sao cho phù hợp. Nhưng tránh các trường hợp có thể làm ngắt quãng mạch đọc của người dùng.

Ví dụ: không nên căn ảnh cả trái + phải trong cùng 1 đoạn văn ngắn. Đã căn lề là chỉ căn trái hoặc giữa. Vì chúng ta đọc từ trái sang phải, nên hạn chế đặt ảnh ở bên phải

8. XML image sitemaps:

Nếu bạn là người lập trình web, có thể bạn sẽ cần nghiên cứu thêm về XML image sitemaps này. Tham khảo định nghĩa của Google về phần thông tin này tại đây.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Năm, 02/02/2017 14:42
4,52 👨 1.255
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thủ thuật SEO