Sự khác biệt giữa băng thông, tốc độ và thông lượng mạng là gì?

Chúng ta thường sử dụng cụm từ "WiFi hôm nay chậm" khi đề cập đến tốc độ mạng kém ở nhà hoặc văn phòng. Về mặt kỹ thuật, điều này là không chính xác. Nói chung, có rất nhiều quan niệm sai lầm về ý nghĩa chính xác của các chỉ số hiệu suất mạng khác nhau, chẳng hạn như băng thông, tốc độ hay thông lượng và bài viết hôm nay sẽ giải thích điều đó.

Sự khác biệt giữa băng thông và tốc độ mạng là gì?

Băng thông mạng có liên quan chặt chẽ đến tốc độ mạng, nhưng chúng là các chỉ số hiệu suất mạng hoàn toàn khác nhau.

Tốc độ Internet mà nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trong gói của bạn đề cập đến cách thiết bị của bạn có thể truyền hoặc tải xuống dữ liệu từ Internet. Nói cách khác, tốc độ mạng là tốc độ truyền dữ liệu tối đa có thể và thường được đo bằng Kilobit trên giây (Kbps) hoặc Megabit trên giây (Mbps).

Kết quả kiểm tra tốc độ mạng của Ookla bằng kết nối cáp quang
Kết quả kiểm tra tốc độ mạng của Ookla bằng kết nối cáp quang

Mặt khác, băng thông mạng là lượng dữ liệu có thể được download hoặc upload mỗi giây. Bạn thậm chí có thể coi nó là dung lượng mạng. Một số thiết bị có thể tiêu tốn nhiều băng thông mạng hơn các thiết bị khác, vì vậy, ngay cả khi đang sử dụng cùng một mạng, bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng kết nối mạng chậm hơn.

Thông lượng mạng là gì?

Mặc dù tốc độ và băng thông mạng là các khái niệm lý thuyết để đo hiệu suất mạng, thông lượng là lượng dữ liệu được xử lý và truyền thành công qua mạng.

Thông lượng khác với băng thông mạng. Các tổ chức thường đo thông lượng trung bình để xác định hiệu suất thời gian thực cho mạng của họ. Thông lượng mạng được đo bằng bit trên giây hoặc kilobit trên giây.

Băng thông mạng là một khái niệm lý thuyết xác định lượng dữ liệu tối đa mà thiết bị của bạn có thể truyền qua kết nối. Mặt khác, tốc độ mạng là tốc độ truyền dữ liệu tối đa. Bạn có thể coi thông lượng mạng là lượng dữ liệu được truyền thành công qua một kết nối.

Thứ Ba, 17/01/2023 10:09
28 👨 1.566
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản