12 lý do để cài đặt ROM Android tùy chỉnh
Những chiếc điện thoại thông minh Android thế hệ đầu tiên có rất nhiều vấn đề. Thay vì chờ đợi nhà sản xuất khắc phục những vấn đề này, các nhà phát triển tình nguyện đã tạo ra các ROM tùy chỉnh để thay thế một phần mềm mặc định trên điện thoại.
Tính đến bây giờ hơn một thập kỷ đã trôi qua, và điện thoại Android đã trở nên tốt hơn rất nhiều. Vậy việc cài đặt ROM tùy chỉnh còn giá trị không?
Dưới đây là một số lý do quan trọng tại sao bạn có thể muốn cài đặt ROM Android tùy chỉnh trên thiết bị của mình. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Có nên cài đặt ROM Android tùy chỉnh không?
- 1. Tạo sự riêng tư cho cuộc sống
- 2. Toàn quyền sở hữu điện thoại
- 3. Cá nhân hóa mọi thứ
- 4. Sử dụng phần mềm mã nguồn mở và miễn phí
- 5. Kéo dài tuổi thọ của điện thoại
- 6. Ít phụ thuộc hơn vào các công ty lớn
- 7. Nhận các bản cập nhật Android nhanh hơn
- 8. Xóa bloatware
- 9. Tăng tốc mọi thứ
- 10. Có tuổi thọ pin tốt hơn
- 11. Hoàn tác các thay đổi không mong muốn
- 12. Tham gia vào cộng đồng Android
1. Tạo sự riêng tư cho cuộc sống
Điện thoại thông minh đi theo ta đến bất cứ nơi nào, từ phòng khách, trong xe hơi và văn phòng. Chúng chứa rất nhiều thông tin về chủ sở hữu. Điện thoại thông minh biết giọng nói của bạn, những người bạn nhắn tin, những bức ảnh bạn chia sẻ, những nơi bạn tới, đi mua sắm và các game bạn sử dụng để giết thời gian.
Rất khó để đảm bảo tuyệt đối quyền riêng tư, nhưng việc flash ROM tùy chỉnh sẽ giúp bạn kiểm soát nhiều hơn một chút. Không những có thể chọn để tránh cài đặt một số ứng dụng Google nhất định, mà còn cho bạn quyền quyết định những phần nào của điện thoại có thể truy cập được. Nếu sử dụng một cửa hàng ứng dụng như F-Droid, bạn cũng có thể yên tâm khi biết các ứng dụng bạn cài đặt không khai thác thông tin về bạn.
2. Toàn quyền sở hữu điện thoại
Khi mua một chiếc điện thoại, bạn sở hữu nó với một vài điều kiện. Bạn không thể loại bỏ một số ứng dụng và dịch vụ nhất định. Điện thoại không cho phép bạn truy cập các file hệ thống và bạn không thể thay đổi các khía cạnh gây khó chịu trên giao diện. Về mặt kỹ thuật, nó là thiết bị của bạn, nhưng có rất nhiều điều chỉnh mà bạn không có quyền thực hiện.
Cài đặt ROM tùy chỉnh giúp bạn kiểm soát phần cứng của chính mình. Bạn có thể chuyển đổi một hệ điều hành này sang một hệ điều hành khác, điều chỉnh nhiều cài đặt hơn và thay đổi trải nghiệm cho đến khi bạn hài lòng với chiếc Android mà bạn sở hữu. Khi đó, chiếc điện thoại mới thực sự là của bạn.
3. Cá nhân hóa mọi thứ
Giờ đây, bạn có quyền điều chỉnh điện thoại của mình và đưa nó lên một tầm cao mới. Android đã có khả năng tùy biến vô cùng lớn, cho phép bạn thay đổi trình khởi chạy, thay thế biểu tượng và tạo cử chỉ. Nhưng một ROM tùy chỉnh cho phép bạn truy cập vào tất cả những thứ khác, chẳng hạn như đặt đồng hồ ở vị trí trung tâm của thanh thông báo, ẩn biểu tượng Bluetooth làm lộn xộn thanh trạng thái, loại bỏ những thay đổi mà nhà sản xuất thực hiện đối với giao diện Android và thêm vào các tùy chỉnh của riêng bạn.
4. Sử dụng phần mềm mã nguồn mở và miễn phí
Android là một hệ điều hành mã nguồn mở, mặc dù nhiều người không thấy nó giống như thế. Hầu hết các ứng dụng mà người dùng cài đặt hiện nay đều chạy code độc quyền. Những người theo chủ nghĩa mã nguồn mở có thể mua điện thoại Android, flash ROM, chọn F-Droid qua Play Store và tận hưởng trải nghiệm tốt nhất trên phần cứng hàng đầu. Có thể vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung, bạn sẽ có được trải nghiệm di động tương đối giống với sự tự do mà bạn có trên desktop Linux.
5. Kéo dài tuổi thọ của điện thoại
Khi mua một máy tính, bạn biết rằng mình sẽ sử dụng nó trong nhiều năm. Nói chung, bạn sẽ không thay máy mới cho đến khi bạn thấy mệt mỏi với hệ thống cũ.
Trường hợp của điện thoại lại không giống như vậy. Mỗi thiết bị bạn nhìn thấy trong một cửa hàng bán lẻ đều có thời hạn nhất định. Hầu hết các điện thoại sẽ nhận được bản cập nhật trong không quá hai năm, thậm chí thời hạn nhận bản cập nhật cho một số model còn chưa đến 1 năm. Điều này khiến người mua bị “mắc kẹt” trên các phiên bản Android cũ, dễ gặp phải những lỗ hổng bảo mật và ngày càng ít có khả năng chạy các ứng dụng mới nhất.
Vấn đề là, hầu hết các điện thoại tồn tại lâu hơn thời hạn nó được hỗ trợ. Chuyển sang ROM tùy chỉnh sẽ cho phép bạn tận hưởng phiên bản Android mới nhất sau khi việc hỗ trợ chính thức trên thiết bị kết thúc. Giống như với PC, bạn có thể quyết định sẽ sử dụng thiết bị mà mình bỏ tiền ra để mua trong bao lâu.
6. Ít phụ thuộc hơn vào các công ty lớn
Đôi khi các công ty bỏ qua những tính năng, cung cấp phần mềm được tối ưu hóa kém, thêm các tinh chỉnh không cần thiết và chèn nhiều ứng dụng cố gắng mời gọi bạn mua những thứ không cần thiết.
Với các nhà sản xuất điện thoại, có nhiều mối quan hệ cần quan tâm. Nhưng nếu bạn thay đổi phần mềm chính thức, bạn không còn phụ thuộc vào những quyết định trong tương lai của nhà sản xuất nữa.
7. Nhận các bản cập nhật Android nhanh hơn
Nhiều người không mấy để ý đến các bản cập nhật Android. Nhưng đối với một số người dùng khác, việc chờ đợi bản phát hành mới có thể là thời gian thú vị nhất trong năm. Tuy nhiên, việc phải chờ xem khi nào và liệu điện thoại của mình có nằm trong diện nhận được bản cập nhật mới hay không là điều khiến nhiều người thấy mệt mỏi. Sử dụng ROM tùy chỉnh cho phép bạn nắm quyền kiểm soát vấn đề này.
8. Xóa bloatware
Điện thoại thông minh có xu hướng đi kèm với nhiều phần mềm được cài đặt hơn những gì người dùng thực sự cần. Các nhà cung cấp bán những thiết bị với ứng dụng riêng để nhắn tin, tạo thư thoại và xem video. Những điện thoại unlock vẫn có cách để thêm sticker vào ảnh, vẽ bất cứ gì bằng bút stylus hoặc tạo ảnh GIF - những điều mà bạn không quan tâm. Ngay cả điện thoại Pixel cũng được tải sẵn các ứng dụng Google mà bạn không muốn.
Bạn không thể loại bỏ hầu hết các phần mềm được cài đặt sẵn. Android cho phép bạn vô hiệu hóa ứng dụng, nhưng bạn không thể ẩn mọi thứ. Chuyển sang ROM tùy chỉnh có thể là cách duy nhất để loại bỏ hoàn toàn bloatware mà bạn không bao giờ muốn gặp lại.
9. Tăng tốc mọi thứ
Một số thiết bị Android chậm dần theo thời gian. Cài đặt ROM tùy chỉnh là một cách để tăng tốc trải nghiệm Android của bạn.
Với các thiết bị cũ, việc cài đặt ROM tùy chỉnh mang lại lợi ích tương tự như thực hiện thao tác khôi phục cài đặt gốc. Bạn có thể xóa tất cả các file rác đã được tích lũy trong một hoặc hai năm qua. Nhưng đối với một số thiết bị, việc khôi phục cài đặt gốc không tạo nên sự khác biệt. Bloatware hoặc giao diện cồng kềnh có thể gây áp lực cho điện thoại hoặc làm chậm hệ thống do code được tối ưu kém.
ROM tùy chỉnh có thể thay thế phần mềm mặc định của điện thoại bằng một trải nghiệm thậm chí còn tốt hơn cả điện thoại của Google.
10. Có tuổi thọ pin tốt hơn
Tuổi thọ pin điện thoại thông minh đã được cải thiện trong những năm gần đây. Trước đây, pin thường không đủ dùng trong một ngày, còn bây giờ, các thiết bị mới hơn có thời lượng pin đủ dùng đến ngày hôm sau. Nếu bạn không làm gì nhiều, thời lượng pin thậm chí có thể kéo dài được hơn hai ngày.
ROM tùy chỉnh có thể giúp pin điện thoại kéo dài lâu hơn nữa. Bạn không phải đối phó với Google Play và các dịch vụ chạy trong nền khác từ Samsung, Huawei, Sony hoặc HTC nữa. Bạn cũng có thể ép xung thiết bị của mình, yêu cầu CPU sử dụng ít năng lượng hơn khi không sử dụng điện thoại.
11. Hoàn tác các thay đổi không mong muốn
Các phiên bản mới của Android cung cấp những cải tiến về độ ổn định và pin, cùng với các tinh chỉnh giao diện giúp cho việc sử dụng điện thoại hàng ngày thuận tiện hơn.
Nhưng không phải tất cả các thay đổi đều được mọi người dùng trên toàn cầu yêu thích. Bạn có thể không thích cách Android Pie yêu cầu hai lần vuốt để đến ngăn kéo ứng dụng. Có thể bạn thích menu cài đặt hoặc bóng thông báo của các bản phát hành cũ hơn. Có thể giải quyết một số vấn đề này bằng cách cài đặt một home launcher cho Android thay thế, nhưng hầu hết các thay đổi đều không thể cải thiện.
Để đưa giao diện trở lại như bạn muốn, bạn cần một ROM tùy chỉnh. Và bạn không cần thiết phải chạy phiên bản Android cũ hơn. Bạn có thể chạy ROM dựa trên Android Pie, cung cấp cho bạn những tùy chọn tinh chỉnh các khía cạnh nhất định của giao diện theo ý thích.
12. Tham gia vào cộng đồng Android
Các nhà sản xuất và nhà mạng xem bạn như một người tiêu dùng. Phản hồi duy nhất mà họ đặc biệt quan tâm là liệu bạn có còn là khách hàng của họ nữa hay không. Bạn có thể yêu quý Android và muốn giúp phát triển nền tảng này, nhưng các nhà sản xuất không sẵn sàng cho bạn thực hiện việc đó.
Cộng đồng ROM tùy chỉnh chào đón các nhà phát triển mới. Bạn đóng góp thời gian của mình để tích lũy kinh nghiệm và thấy những thay đổi bạn thực hiện trở thành hiện thực. Bạn có thể thấy mọi người sử dụng phần mềm của bạn hoặc trở thành người dùng giúp kiểm tra phần mềm và cung cấp phản hồi rất cần thiết.
Bạn không cần phải là một nhà phát triển mới có thể tham gia cộng đồng này. Cộng đồng có thể tận dụng mọi thành viên để giúp quản lý trang web, tạo những tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, viết bài đăng trên blog và dịch văn bản. Hoặc bạn có thể ghé thăm các diễn đàn và giúp trả lời câu hỏi của những người dùng khác.
Có nhiều lý do để không cài đặt ROM tùy chỉnh. Quá trình này rất rủi ro và nếu bạn không cẩn thận, bạn có thể khiến thiết bị của mình không sử dụng được nữa. Ngay cả khi bạn thành công, bạn có thể mất một số chức năng hoạt động khi bạn mua thiết bị lần đầu tiên.
Nhưng nếu bạn tìm thấy một ROM ổn định, bạn có thể có trải nghiệm ổn định hơn so với phần mềm mặc định.
Bạn nên đọc
-
Thiết bị Android của bạn quá nóng, đây là cách khắc phục
-
Cách tùy chỉnh và xóa ứng dụng khỏi menu Share của Android
-
Những cách làm tình nguyện có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn
-
8 ứng dụng Android để viết ghi chú trực tiếp trên màn hình chính
-
7 dấu hiệu cảnh báo đã tới thời gian nâng cấp điện thoại Android
-
20 phần mềm giả lập Android tốt nhất cho Windows 2024
-
10 Magisk Module phải có cho thiết bị Android
-
Scan tài liệu trên điện thoại Android với Camscanner
-
Cách cài đặt Kali Linux NetHunter trên Android
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn đổi thông tin học sinh trên VnEdu
Hôm qua -
Cách kích hoạt Dynamic Lighting trên Windows 11
Hôm qua -
Code Alo Chủ Tướng mới nhất 12/2024
Hôm qua -
8 cách mở bàn phím ảo trên Windows 10
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn link vào nội dung trên Canva
Hôm qua -
CD Key CS các phiên bản, CD Key CS 1.1, Key CS 1.3, Key CS 1.6
Hôm qua -
Cách ẩn danh sách bạn bè trên Facebook điện thoại, máy tính
Hôm qua -
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
Hôm qua -
Cách đếm ô checkbox trong Google Sheets
Hôm qua -
Cách xóa Header và Footer trong Word
Hôm qua