APU (Accelerated Processing Unit) là gì?

Bộ xử lý trung tâm (CPU) là bộ não của máy tính, xử lý hầu hết các tiến trình. Tuy nhiên, một lĩnh vực mà CPU không thực sự xuất sắc. Đó là đồ họa.

Để bù đắp cho điều này, Graphics Processing Units (GPU) xử lý độc quyền các tác vụ đầu ra trực quan. Tuy nhiên, việc thiết kế và sản xuất hai đơn vị để xử lý dữ liệu này là không hiệu quả.

Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng Accelerated Processing Unit hay APU.

APU là gì?

APU
APU

Accelerated Processing Unit được thiết kế để kết hợp hai đơn vị riêng biệt trên một khuôn. Trong trường hợp này, khuôn là một đoạn nhỏ vật liệu bán dẫn, có chứa một bản sao của mạch sản xuất hàng loạt.

Việc đặt hai mạch lên một khuôn duy nhất này là quyết định sản xuất và thiết kế ảnh hưởng đến hiệu suất của máy tính.

Giảm bớt không gian cho các đơn vị xử lý giúp hạ chi phí, cho phép có nhiều chỗ hơn cho phần cứng khác và làm thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. Đặt các thành phần gần nhau làm tăng tốc độ truyền dữ liệu và giảm tiêu thụ năng lượng.

Nếu bạn chưa từng nghe nói về công nghệ APU, thì lý do có thể là do thuật ngữ này hầu như chỉ được sử dụng bởi một nhà sản xuất duy nhất, AMD.

Lợi ích của APU

APU mang lại sự thay đổi đổi ngay lập tức trong hiệu suất hệ thống
APU mang lại sự thay đổi đổi ngay lập tức trong hiệu suất hệ thống

Khi xem xét nâng cấp CPU hoặc GPU, mọi thứ có thể nhanh chóng khiến bạn bị choáng ngợp. Có rất nhiều sản phẩm ngoài kia, với tên gọi tương tự và được nhà sản xuất dành cho nhiều lời có cánh. Mỗi sản phẩm phát hành mới đều được quảng cáo là cải tiến vượt bậc so với phiên bản trước.

Tất nhiên, việc một công ty làm mọi cách để bán sản phẩm của mình là điều rất tự nhiên, vì vậy bạn cũng có quyền hoài nghi về APU. Tuy nhiên, có một số lợi ích thực sự khi sử dụng công nghệ này. Đó là sự thay đổi đổi ngay lập tức trong hiệu suất hệ thống.

Nếu trước đây máy tính chỉ sử dụng một CPU và đồ họa tích hợp, thì bây giờ, bạn sẽ thấy sự cải thiện hiệu suất đáng ngạc nhiên. Các tác vụ sẽ nhanh hơn, video sẽ chạy mượt hơn và tốc độ thường sẽ tăng. Về lâu dài, bạn cũng sẽ thấy việc sử dụng điện năng giảm.

Điều này là một thay đổi đáng hoan nghênh vì nhiều người trong chúng ta muốn giảm mức sử dụng năng lượng (tham khảo bài viết: PC đang tiêu thụ bao nhiêu điện năng? để biết thêm chi tiết).

Khi hai bộ xử lý nằm trên cùng một khuôn, chúng cũng có thể chia sẻ tài nguyên. Điều này làm cho máy tính hoạt động hiệu quả hơn, tăng tốc độ và giảm chi phí sản xuất. Vì lý do này, APU thường là một cách nâng cấp phần cứng hợp lý hơn.

Bạn có nên mua APU?

Việc chọn mua APU không đơn giản như bạn nghĩ
Việc chọn mua APU không đơn giản như bạn nghĩ

Mặc dù có những cải tiến về hiệu suất, nhưng việc chọn mua APU không đơn giản như bạn nghĩ. Điểm đầu tiên cần xem xét là các APU của AMD chỉ là một đơn vị xử lý kết hợp. Intel và những nhà sản xuất khác cũng sản xuất các thành phần giống như APU, trừ cái tên.

Giả sử bạn có thể mua các thiết bị có vẻ ngoài và hoạt động giống như APU, thì tại sao bạn lại phải chọn sản phẩm của AMD? Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét thực tế rằng các APU là một bước tiến từ đồ họa tích hợp bo mạch chủ.

Nhưng nếu chơi game hoặc xử lý video là một phần quan trọng trong thiết lập của bạn, thì APU sẽ chỉ cung cấp cho bạn những cải tiến hạn chế. Trong trường hợp này, nên mua riêng CPU và GPU cao cấp. Nếu không chắc chắn về chức năng của bộ xử lý trung tâm, bạn có thể tìm hiểu thêm về CPU và những gì nó làm.

APU đã tạo ra được tác động rất lớn, khi phát hành lần đầu tiên vào năm 2011, nhưng công nghệ đã bắt đầu thay đổi. Khi một bộ xử lý kết hợp trở thành tiêu chuẩn, các nhà thiết kế sẽ tìm ra những cải tiến khác mà họ có thể thực hiện đối với thiết bị điện tử. Điều này dẫn đến việc chuyển đổi APU thành System-on-a-Chip.

Thứ Năm, 23/04/2020 16:48
52 👨 1.738
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản