Hãy nhìn vào phía trên cùng của website, trên thanh địa chỉ bạn sẽ thấy các chữ cái HTTPS - trong đó S cho biết trang web đó có chứng chỉ Secure Sockets Layer (SSL), nghĩa là kết nối của bạn là kết nối an toàn.
Với các strang yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân, đặc biệt là thanh toán, thì bạn nên thấy chữ cái này. Ngày nay, bạn sẽ thấy HTTPS ở hầu hết các trang.
Chứng chỉ SSL rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn tự chạy website của riêng mình. Không quan trọng đó chỉ là trang blog nhỏ hay một trang thương mại điện tử lớn, bạn đều cần chứng chỉ SSL vì những lý do sau.
7. Bảo vệ trước hacker
HTTP là giao thức bằng văn bản gửi thông tin từ thiết bị của bạn tới website mà bạn truy cập. HTTPS là một phiên bản có bảo mật của giao thức này. Nó mã hóa thông tin giữa 2 thiết bị để không ai đọc được.
Điều này rất quan trọng khi bạn điền các thông tin nhạy cảm như mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng. Nó cũng bảo vệ bạn khỏi các kiểu tấn công trung gian (MITM) khi bên thứ 3 (hacker) can thiệp vào việc truyền tải giữa 2 bên.
Có thể bạn không coi đây là việc quan trọng nhưng nếu không mã hóa, tội phạm mạng có thể hiển thị trang web giả, đường dẫn trên trang này có thể khiến tải về mã độc có hại cho máy tính và dẫn tới nhiều hậu quả khác.
Thông báo kết nối không an toàn
6. Đáng tin cậy hơn đối với người dùng
Người đọc chắc chắn sẽ tin tưởng trang được bảo đảm an toàn hơn các trang dễ gây hại cho thiết bị của họ. Những người dùng quan tâm tới vấn đề này còn dùng cả mạng riêng ảo (VPN) để đảm bảo được bảo mật.
Dùng chứng chỉ SSL, bạn gửi đi một thông điệp tới người đọc là bạn có quan tâm tới quyền riêng tư và bảo đảm an toàn cho họ. Nếu không, tự bạn "vẫy lá cờ đỏ", có thể khiến họ không muốn ghé thăm trang của bạn nữa.
5. Chrome hiển thị trang đúng quy cách
Chrome là trình duyệt phổ biến nhất hiện nay, trước giờ vẫn hiển thị biểu tượng khóa và từ Secure màu xanh cho các trang được mã hóa. Khi người dùng truy cập trang không có chứng chỉ SSL, Google Chrome sẽ hiển thị thông báo rằng kết nối này không an toàn.
Secure cho biết trang web có kết nối an toàn
Năm 2018, thay vì lấy HTTP làm chuẩn, Google muốn các trang sử dụng HTTPS và sẽ chỉ hiển thị các trang không an toàn sau khi đã cảnh báo người dùng.
- Google Chrome sẽ loại bỏ nhãn Bảo mật (Secure) trên website HTTPS từ tháng 9
- Giờ ai cũng có thể đăng ký tên miền .app tích hợp HTTPS
4. Cải thiện thứ hạng trong bộ tìm kiếm
Chrome không thích trang không có SSL và bộ tìm kiếm của Google cũng vậy. Nhiều website dựa vào việc tối ưu hóa bộ tìm kiếm (SEO) để có được thứ hạng cao nhưng dù tìm gì, bạn sẽ thấy hầu hết kế quả hiển thị là các trang HTTPS.
Được chứng thực SSL, không chỉ người đọc mà cả bộ tìm kiếm cũng tin tưởng bạn hơn, từ đó lại càng có được nhiều người đọc hơn, trang được truy cập nhiều lại càng có thứ hạng cao trong bộ tìm kiếm và vòng quay cứ thế tiếp tục.
3. Cải thiện tốc độ trang
Thứ hạng trang phần nào được đánh giá bằng tốc độ tải trang. Trang tải càng nhanh càng nhiều người truy cập và càng có thứ hạng cao trong bộ tìm kiếm. Không như nhiều người vẫn nghĩ SSL làm chậm trang, thực tế nó lại giúp trang tải nhanh hơn so với dùng HTTP.
2. Chi phí chẳng đáng bao nhiêu
Thêm chứng chỉ SSL là việc đáng sợ với nhiều người, vì thế nhiều website nhỏ vẫn bỏ qua và cũng nhiều người phải bỏ ra khoản tiền lớn do luôn có những kẻ lợi dụng những người không hiểu rõ, nhất là về công nghệ.
Một số chủ host web khiến nó trở nên rất phức tạp hay bắt buộc dùng dịch vụ SSL của họ. Nhưng thực tế không khó khăn như vậy. Hãy cẩn thận tìm người cung cấp dịch vụ đáng tin cậy, với giá hợp lý hoặc thậm chí là miễn phí và đưa ra quyết định phù hợp.
1. Bảo đảm cho tương lai
Bảo mật web luôn phát triển và không bao giờ cũ. Chứng chỉ SSL không phải biện pháp tối ưu nhưng là khởi đầu hợp lý.
SSL cũng tự phát triển, mới được nâng cấp lên Transport Layer Security (TLS). Bạn vẫn thấy TLS với SSL sử dụng thay thế cho nhau nhưng thực chất chúng không phải là một. TLS là giao thức mạnh hơn với xác thực kĩ càng, thuật toán mới, tạo khóa tốt hơn, được thực hiện trước khi truyền dữ liệu nên rất nhanh.
TLS thực chất là người kế nhiệm SSL và có tính bảo mật cao hơn. Nếu nhà cung cấp giới thiệu cho bạn SSL, thường ý họ chính là TLS. Nhưng chỉ cần là HTTPS thì trang sẽ được mã hóa đầu cuối.
Xem thêm: