Quản Trị Mạng - Ngày 20/4, Google nhận được một bức thư từ 10 nước trên thế giới đề nghị hãng tìm kiếm khổng lồ này tăng cường các dịch vụ bảo mật cho người sử dụng. Bức thư đặc biệt đề cập đến dịch vụ mạng xã hội Google Buzz cũng như Google Street View.
Về phần mình, Google cho biết hãng đã từng phát biểu về các vấn đề bảo mật trong quá khứ và sẽ không bàn thêm nữa. Google đã phải đối mặt với khá nhiều vụ việc liên quan đến bảo mật và hãng cũng không phải là công ty gặp nhiều rắc rối nhất. Dưới đây là 10 vấn đề mà hãng không thể làm ngơ:
1. Google Street View hoàn toàn có thể bị xâm nhập
Một số quốc gia châu Âu đặc biệt phản đối Google Street View. Họ cho rằng Google đang hiển thị số lượng thông tin cá nhân đủ lớn đến mức được coi là vi phạm bí mật cá nhân. Đáp lại điều đó, Google đã chuyển tất cả các thông tin xác định ở những nước này để không ai có thể xác định được danh tính của một cá nhân trong bức ảnh bất kỳ. Đây là bước phản ứng đầu tiên khá hiệu quả của Google. Nhưng trên thực tế, Street View hoàn toàn có thể bị xâm nhập nếu như hãng tìm kiếm khổng lồ này không kiểm soát được các bức ảnh một cách đồng nhất. Khi dịch vụ này lần đầu tiên được tung ra thị trường, một vài trang web thỉnh thoảng lại nhận được một số kết quả tìm kiếm thú vị, đôi khi buồn cười và đáng sợ từ Street View. Dịch vụ này đã được hợp nhất với Google, nhưng người ta cũng đang tranh cãi việc có nên đưa dịch vụ bảo mật vào hay không.
2. Hầu hết người sử dụng đều muốn che giấu thông tin
Mặc dù mạng Internet đang ngày càng mang tính xã hội hóa nhiều hơn và một số người sử dụng sẵn sàng chia sẻ các thông tin cá nhân của mình thì Internet vẫn là nơi mà hầu hết mọi người đều muốn che giấu thông tin cá nhân của mình. Dù Google có muốn tăng tốc cho người sử dụng Internet và không để chế độ thông tin ẩn nữa thì người sử dụng vẫn muốn để ẩn các thông tin cá nhân của mình. Google nên tôn trọng điều đó. Việc làm các trang Web có tính mở hơn là môt việc làm tốt, nhưng làm phiền lòng khách hàng thì không phải là ý kiến tốt chút nào.
3. Việc tích hợp giữa mạng xã hội với chương trình email không phải bao giờ cũng tốt
Những quốc gia đã gửi thư đến Google nhận thấy có vấn đề trong việc gã tìm kiếm khổng lồ quyết định gộp Buzz với một chương trình email. Họ cho rằng một công cụ xã hội không nên có liên quan với một nền tảng để gửi các thông điệp. Đây không phải là điều điên rồ nhất mà mọi người được nghe đến. Khi Google trình làng Buzz, hãng đã cho phép những người bên ngoài có thể xem được các địa chỉ liên lạc thường xuyên trong một tài khoản Gmail của người mà địa chỉ ấy liên lạc. Google cũng đã sửa chữa các lỗi bảo mật của mạng xã hội, nhưng những hoài nghi lại dấy lên khi hãng đưa mạng xã hội vào một chương trình email. Nhìn lại những gì đã xảy ra thì có lẽ, Google không nên làm như thế.
4. Người sử dụng tin tưởng vào các chính sách bảo mật dài hạn
Nếu không kể đến những vấn đề khác nữa thì những người sử dụng Internet luôn muốn biết họ có thể tin tưởng vào hãng về lâu về dài hay không. Bất kỳ một công ty trực tuyến nào có một lịch sử lâu dài và tin tưởng về các chính sách bảo mật của khách hàng thì thường được tin tưởng hơn các công ty khác. Google cần ghi nhớ rằng mặc dù hãng có thể là công ty mạng Internet quan trọng nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là hãng được thỏa mãn với tính bảo mật của mình. Microsoft đang bắt đầu dành được một số thị phần trực tuyến. Nếu Microsoft có thể có những động thái thu hút được nhiều khách hàng hơn Google thì hãng tìm kiếm khổng lồ này sẽ gặp khó khăn. Càng bảo mật cho khách hàng được bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.
5. Bảo mật không có nghĩa là giữ kín hoàn toàn
Những tranh luận xung quanh vấn đề bảo mật như trên không mang hàm ý bắt buộc Google phải bảo vệ người tiêu dùng trên từng inch một. Google nên nghiên cứu để đưa ra các phương cách bảo mật cho khách hàng càng nhiều càng tốt. Nhưng cũng không nên thái quá. Bảo mật rất quan trọng và người sử dụng chắc chắn sẽ rất cảm kích trước điều đó, nhưng sẽ có lúc, người sử dụng sẵn sàng bỏ qua một vài chính sách bảo mật để có thể được sử dụng sản phẩm. Hãy lấy ví dụ về các mạng xã hội như Facebook và MySpace, hay Foursquare. Thành công của các hãng này có được là nhờ vào việc tự do hóa các thông tin. Bảo mật không có nghĩa là Google cần giữ kín hoàn toàn thông tin của người sử dụng.
6. Vấn đề bảo mật phải chiến thắng vấn đề thông tin
Khi vận hành mạng xã hội, một công ty cần tìm ra sự cân bằng đúng đắn giữa tính bảo mật và việc cung cấp thông tin đến người sử dụng. Thông tin phong phú sẽ thu hút người sử dụng, các công ty như Facebook, MySpace và giờ đây là Google mong muốn người sử dụng chia sẽ càng nhiều thông tin càng tốt. Nhưng bên cạnh đo, việc yêu cầu người sử dụng chia sẽ những thông tin mà họ cảm thấy không thoải mái để chia sẻ không phải là một ý tưởng thông minh. Facbook đã và đang nỗ lực tìm kiếm được sự cân bằng tốt nhất trong lĩnh vực này, và Google cũng nên thực hiện tương tự.
7. Đem đến nhiều lựa chọn cho người sử dụng
Facebook có thể tìm thấy được sự cân bằng đúng đắn giữa tính sẵn có của thông tin và sự bảo mật của thông tin bằng cách đưa đến cho người sử dụng nhiều quyền kiểm soát đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân của họ hơn bất kỳ mạng xã hội nào trên thị trường. Sau khi vấp phải một số chỉ trích, Facebook đã đưa ra được một chính sách kiểm soát bảo mật rất hiệu quả. Người sử dụng có thể quyết định xem họ muốn chia sẻ bao nhiêu thông tin và chia sẻ thông tin với ai. Google đã thực hiện khá tốt việc đem đến các lựa chọn cho người sử dụng với Buzz, nhưng so với Facebook thì có lẽ, gã tìm kiếm khổng lồ này vẫn còn phải cân nhắc để mở rộng nhiều hơn nữa.
8. Sự thành thật là điều quan trọng
Điều cuối cùng mà Google nên làm là hãy làm cho mình “lạc lối” trong việc kiểm soát các chính sách bảo mật. Người sử dụng web sẽ không coi trọng các công ty đưa ra lời hứa nhưng lại không giữ lời. Google nên ghi nhớ điều đó. Cho đến nay, Google đã thực hiện khá tốt việc kiểm soát bảo mật và hãng cũng đã khá thành thật trong quá trình đó. Nhưng đôi khi, các công ty mạng lại thường hứa nhưng lại không làm gì để thực hiện lời hứa đó. Google không nên là một trong số đó. Thành thật thông báo những gì hãng sẽ làm và không làm để bảo vệ người sử dụng, đó mới là điều quan trọng nhất.
9. “Đừng là quỷ dữ”
Khi Google lần đầu tiên đưa ra slogan “Đừng là quỷ dữ”, nó chỉ mang ý nghĩa là một cách để chế giễu phía cảnh sát. Nhưng giờ đây, câu slogan này lại rất có ý nghĩa với người sử dụng. Bởi vì người sử dụng biết rằng Google không nên “là quỷ dữ”. Họ kỳ vọng hãng sẽ có những bước đi đúng đắn. Thừa nhận mà nói, thì đây là điều không thể. Google không thể bỏ qua những kỳ vọng của người sử dụng. Hãng nên tập trung nỗ lực để chứng minh cho cả thế giới thấy mặc dù trong quá khứ, hãng đã có thể có những bước đi sai lầm, nhưng hãng đang nỗ lực để “không trở thành quỷ dữ”. Và nếu hãng có những hành động chứng minh điều đó thì chắc chắn hãng sẽ lại có được lòng tin từ người sử dụng.
10. Suy nghĩ trước khi hành động
Các vấn đề bảo mật của Google trong một vài năm trước dường như cho thấy hãng không hề suy nghĩ trước khi tung ra một sản phẩm. Google nên biết rằng người sử dụng cần những chính sách bảo mật hiệu quả hơn. Hình như Google muốn phát triển thêm Buzz chứ không hề có ý định ngừng lại và đánh giá xem nên làm gì để thu hút nhiều khách hàng hơn và sau đó mới tiếp tục tung sản phẩm ra thị trường. Buzz đã được tung ra trước khi hoàn thiện và đã vấp phải khá nhiều chỉ trích. Suy nghĩ trước khi hành động, có thể điều đó không hề dễ chịu, nhưng sẽ là một bước đi đúng đắn cho Google.