Cảnh báo lừa đảo qua tin nhắn ngân hàng Sacombank, ACB
Gần đây, xuất hiện nhiều tin nhắn lừa đảo nhắm vào khách hàng của ngân hàng Sacombank và ACB. Thủ đoạn của những kẻ lừa đảo là gửi tin nhắn SMS bằng đầu số đăng ký Brandname giống với hệ thống gửi tin nhắn của ngân hàng.

Nội dung của tin nhắn là cảnh báo giao dịch hoặc đăng nhập bất thường, yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào trang web để xem lại giao dịch. Kèm theo trong tin nhắn là những đường link truy cập tới một trang web giả mạo.

Những trang web giả mạo này có giao diện y hệt với trang web của ngân hàng Sacombank hay ACB. Thậm chí, những kẻ đứng sau chiến dịch lừa đảo này còn trang bị cả chứng chỉ bảo mật SSL cho trang web giả mạo để qua mặt cơ chế chặn của các trình duyệt cũng như thu hút sự tin tưởng của nạn nhân.
Khi đăng nhập vào các trang web giả mạo, nạn nhân sẽ bị mất tài khoản ngân hàng sau đó bị mất hết tiền trong tài khoản chỉ trong nháy mắt.

Hình thức lừa đảo này không hề mới nhưng vẫn có nhiều người bị lừa. Theo ghi nhận ở thời điểm hiện tại, các trang web giả mạo người dùng không nên truy cập là https://i-sacombank.com, https://vn-sacombank.com và https://v-acb.com. Trong khi trang web chính thức của Sacombank và ABC lần lượt là https://www.sacombank.com.vn/ và https://www.acb.com.vn/.
Theo cảnh báo của Sacombank, còn có các trang web giả mạo khác như sacombank.net.vn, iisacombank.com, e-sacombank.com. Ngoài ra, trang đăng nhập của trang web Sacombank thật chỉ có ô điền tên đăng nhập và mã xác nhận, không có ô mật khẩu. Trang nhập mật khẩu sẽ có thêm phần xác nhận thể hiện đúng hình ảnh và ghi chú mà khách hàng đã chọn.
Càng gần thời điểm Tết nguyên đán các chiến dịch lừa đảo càng xuất hiện nhiều hơn. Chính vì thế, các bạn nên tỉnh táo, cảnh giác để tránh rơi vào bẫy của những tên tội phạm mạng.

-
Download và cài game cho Xbox Series X/S từ điện thoại thông minh
-
Cách đăng ký gói V99 VinaPhone
-
MuMuplayer download: Trình giả lập Android miễn phí cho Windows và macOS
-
Cách tạo mã QR bằng Bing cực kỳ đơn giản
-
Những màu trà sữa đẹp, nhuộm tóc vừa sang vừa tôn da
-
Cách tạo ghi chú an toàn bằng mật khẩu trên bilgge
-
Phishing attack: Những kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng để tấn công PC của bạn
-
Hacker sử dụng tiện ích mở rộng trình duyệt để chiếm đoạt tài khoản Gmail của mục tiêu
-
Ngày càng nhiều nhóm hacker thực hiện các cuộc tấn công ‘theo đơn đặt hàng’ hoặc rao bán kỹ thuật hack của mình, vậy khách hàng là ai?
-
Một nhà sản xuất máy bay phản lực nổi tiếng bị tống tiền bằng mã độc Clop
-
Masslogger - mã độc sở hữu khả năng đánh cắp tất cả thông tin đăng nhập Chrome, Edge Outlook của mục tiêu
-
Phát hiện lỗ hổng mới có thể khiến hơn 6.700 máy chủ VMware trên toàn cầu bị tấn công