8 chuẩn công nghệ không dây phổ biến hiện nay

Dù cáp và dây điện vẫn đóng vai trò chính trong truyền và nhận thông tin, việc sử dụng tai nghe không dây, lướt web tại điểm truy cập Wi-Fi... đang trở nên quen thuộc và tác động lớn đến đời sống hàng ngày.

Bluetooth

Bluetooth không chỉ được dùng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị di động và kết nối tai nghe với điện thoại mà còn xuất hiện trong một loạt thiết bị khác nhau như máy ảnh số, laptop, PC và đầu máy chơi game. Chip Bluetooth sử dụng tín hiệu sóng radio để truyền dữ liệu trong phạm vi hẹp, thường là khoảng 30 mét.

Bluetooth 2.0, phiên bản được tích hợp nhiều nhất trong các thiết bị hiện nay, có thể trao đổi những gói thông tin đòi hỏi băng thông thấp hoặc trung bình với tốc độ 3 Mb/giây. Công nghệ này sử dụng lượng điện năng tương đối thấp.

Bluetooth

Bluetooth Low Energy sử dụng ít điện năng hơn Bluetooth tiêu chuẩn và được sử dụng trong phần cứng như bộ theo dõi hoạt động thể dục, đồng hồ thông minh và các thiết bị được kết nối khác để truyền dữ liệu không dây mà không ảnh hưởng nhiều đến pin trong điện thoại của người dùng.

BLE chỉ mới bắt đầu trở nên phổ biến gần đây. Công nghệ này ban đầu được giới thiệu bởi nhà sản xuất điện thoại thông minh Nokia vào năm 2006, nhưng chưa trở thành một phần của tiêu chuẩn Bluetooth chính thức cho đến năm 2010. Ngày nay, BLE, còn được gọi là Bluetooth Smart, được hỗ trợ bởi phần lớn các nhà sản xuất điện thoại thông minh và máy tính cho hầu hết các hệ điều hành chính bao gồm Windows 8, OS X, Linux, Windows Phone, Android và iOS.

Bluetooth sử dụng sóng vô tuyến UHF để truyền dữ liệu. Công nghệ này ban đầu được tiêu chuẩn hóa như IEEE 802.15.1, nhưng IEEE không còn duy trì tiêu chuẩn cụ thể đó nữa. Các công ty hoạt động với Bluetooth thường được liên kết với nhóm Bluetooth Special Interest (SIG). Nhóm hiện có hơn 20.000 thành viên và phải chứng nhận một sản phẩm trước khi sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp. Chứng nhận đó giúp đảm bảo rằng tất cả các thiết bị Bluetooth đều hoạt động theo cách tiêu chuẩn và cung cấp trải nghiệm tương tự cho người tiêu dùng.

Wibree

Wibree

Công nghệ do Nokia phát triển có thể gửi một lượng dữ liệu nhỏ với tốc độ vài kilobit mỗi giây giữa 2 thiết bị mà chỉ cần rất ít năng lượng. Nó sẽ được ứng dụng trong các sản phẩm như đồng hồ, bộ cảm biến game, thiết bị y tế…

SIG, tổ chức chuyên về chuẩn Bluetooth, đã chấp thuận Wibree và đang phát triển để nó tương thích với các thiết bị Bluetooth. Sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ xuất hiện trong năm 2008.

Zigbee

Zigbee

Zigbee cho phép truyền thông tin tới nhiều thiết bị cùng lúc (mesh network) thay vì chỉ có 2 sản phẩm tương tác với nhau như Bluetooth và Wibree. Phạm vi hoạt động của Zigbee đang được cải tiến từ 75 mét lên đến vài trăm mét.

Công nghệ này đòi hỏi năng lượng thấp hơn Bluetooth, nhưng tốc độ chỉ đạt 256 Kb/giây. Nó sẽ được ứng dụng trong hệ thống tự động tại các hộ gia đình như chiếu sáng và sưởi ấm.

ZigBee là một tiêu chuẩn toàn cầu mở và được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các mạng M2M. Công nghệ này không tốn kém quá nhiều về tiền bạc và nhân lực để vận hành nên nó trở thành một giải pháp lý tưởng cho nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Công nghệ này có độ trễ và chu kỳ nhiệm vụ thấp, cho phép sản phẩm tối đa hóa tuổi thọ pin.

Giao thức ZigBee cung cấp mã hóa AES 128 bit. Công nghệ này cũng được sử dụng trong Mesh networks, cho phép các nút được kết nối với nhau thông qua nhiều con đường. Công nghệ không dây này hy vọng sẽ được dùng trong các thiết bị thông minh trong nhà. Khả năng của công nghệ này cho phép kết nối nhiều thiết bị với nhau đồng thời khá lý tưởng cho một môi trường kết nối trong gia đình, nơi người dùng có thể muốn những thứ như ổ khóa thông minh, đèn, robot và bộ điều nhiệt có thể kết nối với nhau.

ZigBee gần đây đã tiêu chuẩn hóa công nghệ này với hy vọng có được khả năng kết nối đó. Hiện tại tất cả các thiết bị ZigBee không có khả năng tương tác với các thiết bị ZigBee khác. Hy vọng rằng việc chuẩn hóa sẽ khắc phục vấn đề đó và các thiết bị sẽ tạo ra một trải nghiệm thống nhất cho người dùng.

NFC

NFC

Thiết bị NFC chỉ có thể truyền không dây vài kilobit dữ liệu trong phạm vi vài cm, do đó nó đảm bảo an toàn khi người sử dụng muốn trao đổi thông tin nhạy cảm.

Các hãng sản xuất di động có vẻ hứng thú với công nghệ này và cho rằng điện thoại NFC sẽ được dùng để thanh toán hóa đơn khi người sử dụng uống cafe hay mua báo… Nó cũng sẽ xuất hiện trong khóa điện tử, vé và các tài liệu du lịch.

Wireless USB

USB không dây

Wireless USB có tính năng tương tự USB nói chung nhưng không cần dây cáp. Nó hỗ trợ máy in, máy ảnh, ổ cứng rời... kết nối không dây với máy tính.

Wireless USB sử dụng nền tảng UWB (ultra-wideband) với tốc độ lên đến 2 GB/giây, cho phép gửi video độ phân giải cao mà không tiêu tốn quá nhiều điện. Những sản phẩm Wireless USB đầu tiên cũng mới chỉ bắt đầu được giới thiệu ra thị trường.

Wi-Fi

Wi-fi

Công nghệ kết nối Internet không dây này đã rất phổ biến trong gia đình, văn phòng, quán cafe và một số trung tâm thành phố lớn. Ngoài ra, Wi-Fi còn được dùng để nối những thiết bị gia dụng như TV, đầu DVD với máy tính.

Chuẩn Wi-Fi 802.11b/g có thể truyền dữ liệu 54 MB/giây trong khi phiên bản đang chờ phê duyệt 802.11n đạt tốc độ 200 MB/giây. Tuy nhiên, Wi-Fi ngốn khá nhiều điện khi so với Bluetooth hay Zigbee.

WiFi sử dụng sóng vô tuyến (RF) để cho phép hai thiết bị kết nối với nhau. Công nghệ này được sử dụng phổ biến nhất để kết nối các bộ định tuyến Internet với các thiết bị như máy tính, máy tính bảng và điện thoại. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng để kết nối bất kỳ hai phần cứng nào với nhau. WiFi là một mạng không dây nội bộ chạy các chuẩn 802.11 được quy định bởi Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE).

WiFi có thể sử dụng cả hai băng tần 2.4GHz và 5GHz SHF ISM toàn cầu. WiFi Alliance xác nhận một số sản phẩm, cho phép chúng được gắn nhãn "Wi-Fi Certified". Để nhận được chứng chỉ đó, sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm tra chứng nhận khả năng tương tác của Alliance.

802.11b, 802.11g và 802.11n chạy trên băng tần ISM 2.4GHz. Băng tần dễ bị nhiễu sóng từ một số thiết bị Bluetooth cũng như một số thiết bị lò vi sóng và điện thoại không dây. Các thiết bị chạy trên cả hai băng tần có thể hoạt động tại Hoa Kỳ mà không cần có giấy phép của FCC, nhưng vẫn yêu cầu chứng nhận FCC 15.

Dect

Dect

Dect (Digitally Enhanced Cordless Telecommunications) được dùng trong điện thoại cố định không dây. Sử dụng tín hiệu radio, nó có thể thực hiện cuộc gọi trong phạm vi 100 mét.

Dect được đánh giá là công nghệ "đặc biệt thành công" bởi mô hình điện thoại này đang được nhiều gia đình trên toàn thế giới ưa chuộng.

Công nghệ Cat (Cordless Advanced Technolog), phát triển dựa trên Dect, sẽ hỗ trợ thêm dịch vụ VoIP và radio, cho phép người sử dụng nghe đài trên Internet hoặc tra cứu danh bạ điện thoại trực tuyến. Các sản phẩm đầu tiên sẽ xuất hiện cuối năm nay.

WiMax

WiMax

WiMax là viết tắt của Worldwide Interoperability for Microwave Access - Khả năng tương tác trên toàn thế giới cho Truy cập Vi sóng. Công nghệ không dây này cho phép truyền dữ liệu với tốc độ 30-40 MB/giây. Thuật ngữ này đề cập cụ thể đến việc triển khai tương thích của họ không dây IEEE 802.16. Công nghệ này từng được một số hãng di động sử dụng, đặc biệt là Sprint, để cung cấp dữ liệu không dây cho khách hàng của mình. Sprint, cùng với nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác đã sử dụng công nghệ này, rồi từ đó chuyển sang sử dụng mạng 4G LTE để truyền dữ liệu nhanh hơn.

WiMax Forum sẽ xác nhận thiết bị trước khi bán chúng cho người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp. Công nghệ này có thể được sử dụng cả trong nhà và ngoài trời. Tuy nhiên, các thiết bị WiMax thường có tín hiệu tốt hơn khi được sử dụng bên ngoài hoặc qua một cửa sổ.

Xem thêm:

Thứ Sáu, 08/06/2018 08:19
4,52 👨 10.694
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • doan dang
    doan dang

    thiếu công nghệ hồng ngoại

    Thích Phản hồi 18/03/21
    ❖ Kiến thức cơ bản