5 điều nên biết về thẻ nhớ

Nếu máy ảnh của bạn hỗ trợ thẻ nhớ tốc độ cao thì không tội gì không dùng loại này cả. Ngoài ra, cũng cần phải có đầu đọc tương thích để tốc độ của thẻ phát huy.

Ngoài việc cắm vào máy ảnh để chụp, có một số điều bạn cũng nên biết về phương tiện lưu trữ những bức ảnh quý giá của mình.

Thẻ nhớ tốc đọ cao sẽ giúp tăng tốc độ chụp ảnh liên tục. Ảnh: PopPhoto.


Có hai chỉ số tốc độ khác nhau cho chụp ảnh và quay phim.

Khi chụp ảnh, thông số cần quan tâm là tốc độ truyền tối đa, thường được đưa ra dưới dạng megabyte/giây. Nhưng khi quay phim, thông số cần quan tâm lại là cấp độ (Class), như bạn vẫn thấy thẻ có đề Class 2, 4, 6. Thông số cấp độ này để chỉ tốc độ ghi thẻ tối thiểu phải đạt, vốn thường rất có ý nghĩa cho các ứng dụng video, nhất là khi máy quay của bạn dùng thẻ nhớ để lưu phim hay tính năng quay phim trên thẻ của các máy DLR tiên tiến. Thông thường thì Class 2 là đã đủ cho hầu hết nhu cầu, tuy nhiên, với các máy có độ phân giải video ngày càng cao thì việc bỏ thêm tiền đầu tư cho Class 4 hoặc Class 6 cũng là một giải pháp hợp lý.

Nếu máy ảnh hỗ trợ, card tốc độ cao sẽ giúp tăng tốc độ chụp ảnh liên tục.

Một số DSLR có thể tăng tốc độ chụp ảnh liên tục nếu như nó được lắp thẻ nhớ tốc độ cao như thẻ SanDisk Extreme III tốc độ 30 MB mỗi giây thay vì các thẻ CF thông thường.

Tốc độ chụp liên tục cũng có thể được cải thiện nhờ sự đồng bộ giao thức giữa máy ảnh và card, ví như với DSLR Sony Alpha 700 hỗ trợ giao thức UDMA (Ultra Direct Memory Access), khi dùng với các thẻ nhớ UDMA, tốc độ chụp liên tục có thể đạt 5 khung hình mỗi giây thay vì 4,8 khung hình mỗi giây với những thẻ không hỗ trợ giao thức này.

Đầu đọc thẻ tốc độ cao sẽ giúp thẻ nhớ tăng tốc load ảnh. Ảnh: Pop Photo.


Tốc độ thẻ sẽ không phát huy nếu như không có đầu đọc thẻ tốc độ cao.

Tốc độ cao của thẻ không chỉ phát huy thế mạng trong việc tăng tốc chụp ảnh mà còn có thể tăng tốc sao chép ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính. Ví dụ, đầu đọc thẻ Lexar Multi-card USB 2.0 hỗ trợ copy ảnh với tốc độ 480 Mb mỗi giây, đủ cho hầu hết các tốc độ thẻ nhớ CF, SD… hiện có trên thị trường. Nhưng đối với các thẻ CF chuyên dụng của Sandisk (Extreme Ducati) hay của Lexar (Professional UDMA 300x) thì phải cần tới các đầu đọc tốc độ cao, như Lexar Professional UDMA FireWire 800 hay SanDisk Extreme FireWire hỗ trợ đọc thẻ tới 800Mb một giây.

Luôn format và sao lưu thẻ khi tráo đổi máy ảnh.

Việc tráo đổi thẻ nhớ giữa các máy ảnh đôi khi gây nên tình trạng mất ảnh trên thẻ hoặc bị lỗi thẻ khi chụp. Vì thế tốt nhất nên định dạng lại thẻ khi tráo đổi. Tất nhiên cũng cần nhớ trước khi định dạng nên copy tất cả các ảnh đã chụp vào máy tính.

Dù đã xóa, ảnh của bạn rất có thể vẫn còn trên thẻ.

Trừ phi format thẻ, thao tác xóa ảnh thường không thật sự xóa hết ảnh trên thẻ. Vì thế, nếu chẳng may lỡ xóa ảnh trên thẻ, bạn vẫn có thể khôi phục lại bằng các phần mềm đi kèm thẻ như RescuePRO trên các thẻ dòng Extreme của SanDisk hay Lexar Image Rescue 3 của các thẻ dòng Profesional của Lexar. Các phần mềm này cũng có thể được download miễn phí tại hai website của hãng Sandisk và Lexar. Không chỉ dành riêng cho thẻ của hãng, các phần mềm khôi phục này đều hoạt động tốt trên tất cả thẻ của các hãng khác.

Thứ Tư, 17/06/2009 08:39
31 👨 1.448
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp