3 siêu máy tính tạo ra Nhật thực giả lập giúp bạn xem trước Nhật thực toàn phần tối nay
Những người yêu thích thiên văn Việt Nam sẽ phải chờ tới 11h đêm nay (21/8) mới có thể chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần xuyên lục địa tại Mỹ trên Facebook. Nhưng nếu không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi, chúng ta có thể xem trước nhật thực lần này tròn méo ra sao nhờ chương trình giả lập 3D dưới đây của các nhà khoa học.
- Những sự kiện thiên văn được mong đợi nhất năm 2017
- NASA hướng dẫn cách quan sát nhật thực toàn phần an toàn
Hiện tượng nhật thực lần này sẽ diễn ra trong vòng 2 phút, khi đó, Mặt Trăng sẽ che hoàn toàn Mặt Trời. Những người may mắn quan sát được hiện tượng này sẽ thấy một Mặt Trăng đen ngòm, và một vòng sáng bao quanh nó – chính là Mặt Trời. Do Mặt Trời là một khối cầu khổng lồ đỏ rực và chịu ảnh hưởng của ánh sáng các ngôi sao xung quanh vẫn lướt qua trên bầu trời nên rất khó có thể đoán trước được cái quầng sáng ấy sẽ có hình dáng cụ thể như thế nào.
Các nhà khoa học tại Công ty Khoa học Dễ đoán đã sử dụng 3 siêu máy tính để tạo ra một Nhật thực giả lập để đoán xem hiện tượng nhật thực thực sự sẽ có hình dạng ra sao.
Sử dụng những dữ liệu sẵn có về Mặt Trời gồm từ trường, những hạt nó phóng ra, tốc độ xoay, ... chương trình giả lập 3D đã xây dựng nên một hình mẫu bằng toán học. 3 siêu máy tính được sử dụng là Stampede2 (máy chính), Comet của Trung tâm Siêu máy tính San Diego và siêu máy tính Pleiades của NASA (hai máy phụ trợ).
Dưới đây là một số hình ảnh mà chương trình giả lập này dự đoán về quầng sáng sẽ xuất hiện trong hiện tượng Nhật thực vào hôm nay, ngày 21 tháng 8.
Hình dáng của Nhật thực khi nhìn qua lớp lọc của lớp lọc hình ảnh Newkirk.
Nhật thực sẽ trông như thế này khi có độ sáng cao nhất.
Quầng sáng của Nhật thực sẽ có hình sóng như thế này nếu thêm một vài tấm lọc khác nữa.
Hình ảnh nhật thực khác được đưa ra bởi hệ thống siêu máy tính nói trên.
Bạn có thể thấy quầng sáng thay đổi theo thời gian như thế nào qua mô hình xoay tròn này.
Hình ảnh từ trường của Mặt Trời khi hiện tượng Nhật thực xảy ra.
Hình ảnh cho thấy quầng sáng Mặt Trời phức tạp như thế nào. Các nhà khoa học đã tạo ra nó nhờ sự kết hợp của nhiều lớp hình ảnh, nếu quan sát bằng mắt thường, chúng ta không thể thấy được.
Một hình động khác cho thấy quá trình di chuyển ánh sáng của Nhật thực.

- Bảo vệ máy tính trước khi thực hiện download
- Case máy tính hỗ trợ xem phim HD
- Máy tính cảm ứng kiêm mặt bàn của Microsoft rẻ đi một phần ba
- 3 Add-ons giúp bạn xem trước hình ảnh thu nhỏ trong Firefox
- Siêu máy tính của IBM mới lập kỷ lục mới
- Cách tắt tính năng xem trước nội dung Mail Windows 10
- Cách xem nhật thực an toàn theo hướng dẫn của NASA
-
Hướng dẫn kích hoạt chế độ Dark Mode trên máy Mac
-
Top ứng dụng tìm hình nền đẹp cho iPhone, iPad
-
Cách đăng ký gói HDY MobiFone free xem YouTube
-
Xin chữ gì đầu năm 2021 để mang lại may mắn, tài lộc
-
3 lý do Firefox là trình duyệt phù hợp trên iPhone
-
Các thiết bị NAS (Network Attached Storage) tốt nhất năm 2021
-
Lý do sao Mộc không thể trở thành sao
-
Những hiện tượng thiên văn đáng chú ý tại Việt Nam trong năm 2021
-
Hành tinh đôi Đông chí: Sao Mộc và Sao Thổ ở gần nhau nhất trên bầu trời, sự kiện thiên văn 794 năm mới xuất hiện 1 lần
-
Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật 1,2 tỷ tuổi của Mặt Trăng về Trái Đất thành công
-
Những bức ảnh vũ trụ ấn tượng năm 2020
-
Tinh vân vòng xanh - nơi giải đáp bí ẩn về các ngôi sao đôi