NASA phóng thành công tàu vũ trụ nghiên cứu sự sống trên mặt trăng của Sao Mộc

NASA vừa phóng thành công một sứ mệnh nghiên cứu không gian sâu — khám phá mặt trăng băng giá nổi tiếng của Sao Mộc và nghiên cứu xem liệu hành tinh này có khả năng sinh sống được hay không.

Sứ mệnh Europa Clipper được phóng bằng SpaceX Falcon Heavy lúc 12:06 chiều theo giờ miền Đông Hoa Kỳ thứ Hai, ngày 14 tháng 10, từ Tổ hợp phóng 39A tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida. Tàu vũ trụ hiện đã bắt đầu hành trình dài tiếp cận với hệ thống Sao Mộc.

Hôm nay, chúng ta bắt đầu một hành trình mới trên khắp hệ mặt trời để tìm kiếm các thành phần cho sự sống bên trong mặt trăng băng giá của Sao Mộc. Chương tiếp theo trong hành trình khám phá không gian của chúng ta đã bắt đầu”, Quản trị viên NASA Bill Nelson nói về sứ mệnh Europa Clipper trong một thông cáo báo chí.

Europa Clipper

Cụ thể hơn, nhiệm vụ này nhằm mục đích khám phá mặt trăng Europa của Sao Mộc. Hành tinh này là đối tượng đặc biệt thú vị đối với các nhà nghiên cứu sinh học vũ trụ, vì nó chứa đựng một đại dương nước lỏng. Tuy nhiên, đại dương này lại không nằm trên bề mặt của mặt trăng — và vì Europa quá xa mặt trời, đại dương này ẩn bên dưới một lớp vỏ băng dày khoảng 16 đến 24km.

Các sứ mệnh trong quá khứ như Galileo đã quay quanh Europa và lấy dữ liệu từ hành tinh trong một thời gian dài, nhưng nỗ lực này đã kết thúc vào năm 2003. Kể từ đó đến nay, mặt trăng Europa chỉ được khám phá bằng các sứ mệnh bay ngang qua, không thực sự kỹ lưỡng.

Hoạt động nghiên cứu chuyên sâu đối với mặt trăng Europa sẽ chính thức được nối lại vào năm 2030 — tàu vũ trụ Europa Clipper đến được vị trí tiếp cận hành tinh này.

Europa Clipper sẽ nghiên cứu lớp vỏ băng của Europa để xác định chính xác độ dày thực tế. đồng thời cũng sẽ khám phí môi trường đại dương bên dưới để xem liệu có sự tồn tại của các vật liệu được gọi là hợp chất hữu cơ hay không — những vật liệu cấu thành nên sự sống.

Mặt trăng Europa

Mặc dù sứ mệnh này không mong đợi tìm thấy bằng chứng về sự sống hoàn chỉnh trên Europa, nhưng các nhà khoa học cũng muốn biết liệu các yếu tố cần thiết để sự sống hình thành có hiện diện hay không. Điều này sẽ giúp tìm hiểu sâu hơn về những địa điểm nào trong hệ mặt trời của chúng ta và xa hơn nữa có khả năng chứa sự sống.

Các mặt trăng băng giá khác như Enceladus của Sao Thổ cũng được biết đến là đang phun ra những luồng hơi nước khổng lồ trên bề mặt, trong đó vật chất từ ​​các đại dương bên dưới phát tán qua lớp băng và bị ném lên không trung phía trên bề mặt mặt trăng. Hiện chưa rõ Europa cũng có những luồng hơi nước dạng này hay không, nhưng để nghiên cứu môi trường ngoài hành tinh này từ quỹ đạo, Clipper sẽ bay gần bề mặt và lấy những mẫu vật chất nhỏ bị đẩy ra.

Hiện tại, nhiệm vụ đã liên lạc với bộ phận kiểm soát mặt đất và đang trên đường đến Sao Mộc một cách an toàn trong hành trình dài 2,9 tỷ km. Tàu sẽ lợi dụng lực hấp dẫn của các hành tinh khác để tăng tốc trên đường đi, bay ngang qua Sao Hỏa và Trái Đất trước khi thực hiện động tác “nhảy cao” để đến đích.

Thứ Năm, 17/10/2024 08:45
31 👨 52
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ