Cảnh tượng ngoạn mục của Dải Ngân Hà từ toàn cảnh đến trung tâm khiến người xem ngỡ ngàng
Cảnh tượng ngoạn mục khi nhìn từ toàn cảnh đến trung tâm Dải Ngân hà này được dựng lên từ dữ liệu trong 26 năm do kính thiên văn của Đài thiên văn phía Nam châu Âu (ESO) ghi lại. Thậm chí, chúng ta có thể quan sát một trong những ngôi sao, được biết tới là S2, tiến rất gần tới hố đen vào tháng 5/2018.
Dải ngân hà là một thiên hà xoắn ốc, trải rộng khoảng 100.000 năm ánh sáng, chứa khoảng 100 - 400 tỷ ngôi sao, hơn 100 tỷ hành tinh, bao gồm cả Hệ mặt trời cùng với các ngôi sao cổ xưa nhất của vũ trụ. Cụ thể thì hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở một vùng gần rìa bên ngoài của đĩa vật chất Ngân Hà.
Dải Ngân Hà có phần trung tâm phình rộng ra và có bốn cánh tay xoắn ốc lớn bao xung quanh (hai cánh tay chính và 2 cánh tay nhỏ hơn) khi nhìn từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt đất.
Nằm tại trung tâm của Ngân Hà là một hố đen siêu khổng lồ, cách Trái Đất 26.000 năm ánh sáng. Siêu hố đen này có khối lượng lớn hơn gấp hàng tỷ lần so với Mặt Trời.
Dải Ngân Hà tự quay quanh lõi của mình chứ không hề đứng yên. Ngoài ra, nó còn di chuyển với vận tốc khoảng 600km/s. Mặt trời và các hành tinh cũng chuyển động cùng với dải Ngân Hà. Hệ mặt trời của chúng ta di chuyển với tốc độ 220 km/s và cần đến 230 triệu năm để hoàn thành một vòng quay quanh lõi Dải ngân hà.
Bạn nên đọc
-
Mặt trời có màu gì?
-
Tại sao Sao Hỏa lại có màu đỏ?
-
Vì sao vệ tinh có thể lơ lửng trong quỹ đạo?
-
Cận cảnh quan tài vàng 3.300 năm tuổi của pharaoh Tutankhamun
-
Video: Cận cảnh sức công phá của máy bắn đá thế kỷ 12
-
Động cơ V16 diesel lắp từ 60.000 mảnh ghép Lego hoạt động như hàng thật
-
Sao Mai và sao Hôm là hành tinh nào?
-
Liệu đây có phải là căn cứ ngầm bí mật của người ngoài hành tinh tại Nam Cực?
-
NASA công bố phát hiện chấn động về Mặt Trăng
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

