Triển khai Windows 7 – Phần 1: Những cải tiến của Windows AIK 2.0
Triển khai Windows 7 – Phần 2: Sử dụng DISM
Triển khai Windows 7 – Phần 3: Tìm hiểu về MAP 4.0
Triển khai Windows 7 – Phần 4: Sử dụng MAP 4.0
Triển khai Windows 7 – Phần 5: Những nâng cao của MDT 2010
Triển khai Windows 7 – Phần 6: Lite Touch bằng MDT 2010
Triển khai Windows 7 – Phần 7: Triển khai LTI tự động
Triển khai Windows 7 – Phần 8: Tìm hiểu về các file cấu hình LTI
Lưu ý: Bài viết này được dựa trên phiên bản tiền phát hành của MDT 2010 và rất có thể sẽ có những thay đổi về sau này trong bản RTM.
Mẹo: Bạn có thể tìm kiếm thêm các thông tin về tự động hóa triển khai LTI trong Windows 7 Resource Kit từ Microsoft Press.
Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về những điểm mới trong MDT 2010 và cách tự động các triển khai cơ bản của Windows 7 phiên bản Enterprise bằng MDT 2010. Trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về những ưu điểm và nhược điểm trong việc triển khai các phiên bản Windows 32-bit và 64-bit.
Liệu đã đến lúc triển khai Windows 64-bit?
Hệ điều hành Windows máy khách đã có phiên bản 64-bit từ khi Windows XP Professional x64 Edition được phát hành năm 2004. Tuy nhiên ở thời điểm đó các driver của các hãng thứ ba hỗ trợ cho phiên bản Windows này rất hạn chế, điều đó có nghĩa rằng người dùng cài đặt nó thường không thể sử dụng máy in, máy quét và các ngoại vi khác. Khi Windows Vista được phát hành vào năm 2007, lúc này có rất nhiều sự hỗ trợ driver 64-bit của các hãng thứ ba và một số tổ chức đã quyết định chọn triển khai Vista phiên bản x64 thay vì x86 để lợi dụng những ưu điểm của Windows 64-bit nhằm chạy nhiều ứng dụng tại cùng một thời điểm và sử dụng số lượng RAM lớn hơn 3GB RAM mà Windows 32-bit có khả năng sử dụng. Tuy nhiên một số tổ chức chọn hướng đi này nhưng không lên kế hoạch thích hợp đã sớm phát hiện ra rằng các hệ thống 64-bit của AMD và Intel trên hệ điều hành Vista đã được cài đặt chỉ có thể sử dụng 3GB RAM thậm chí khi có đến 4GB RAM hoặc hơn thế trong máy. Nói theo cách khác, các tổ chức đã phát hiện ra rằng những lợi ích về hiệu suất như hứa hẹn trong việc sử dụng Windows 64-bit đã không đạt được.
Vậy hiện tại với vấn đề này thì chúng ta ở đâu? Windows 7 đã được phát hành đến các nhà sản xuất (RTM) và đã cung cấp cho các khách hàng có đăng ký ấn bản. Nếu tổ chức của bạn hiện đang sử dụng Windows XP trên các máy tính khách và bạn muốn chuyển tất cả các máy khách của mình sang Windows 7, liệu bạn có cần triển khai chỉ Windows 7 64-bit nếu các chipset trong tất cả các hệ thống của bạn hỗ trợ nó? Câu trả lời của chúng tôi là bạn nên thực hiện và chúng tôi gợi ý các bạn rằng không có một lý do nào khiến bạn phải sử dụng hệ điều hành 32-bit, và bạn nên triển khai Windows trên các hệ thống x64 chỉ một hoặc hai năm tuổi.
Đây là một danh sách các lý do tại sao bạn nên chọn phiên bản Windows 64-bit so với phiên bản 32-bit tương ứng:
- Nếu bạn muốn có được hiệu suất tốt nhất có thể, có ba thứ bạn có thể thực hiện: sử dụng bộ vi xử lý tốc độ cao hơn, tăng thêm RAM hoặc thay thế ổ cứng của bạn bằng ổ Solid State Disk (SSD). Các bộ vi xử lý thường ràng buộc một số điều kiện kèm theo với bo mạch chủ, vì vậy việc thay thế chúng không đơn giản chút nào. Giá thành RAM hiện nay khá rẻ, chính vì vậy việc nâng bộ nhớ hệ thống của bạn lên đến 4, 8 hoặc thậm chí 16 GB sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến ngân khố. Mặc dù vậy các ổ cứng SSD tốt vẫn rất đắt hơn rất nhiều so với RAM. Chính vì vậy nếu bạn muốn nâng hiệu suất trong khi muốn kiểm soát được ngân khố thì việc thêm RAM chính là cách đi đúng nhất, phiên bản Window 7 Ultimate 64-bit có thể sử dụng đến 192 GB RAM nếu bo mạch chủ của hệ thống có thể hỗ trợ. Vì vậy nếu bạn muốn có hiệu suất tốt nhất với mức giá tốt nhất (thấp nhất), hãy sử dụng Windows 64-bit thay vì 32-bit chỉ cung cấp sự hỗ trợ phần cứng hệ thống lên đến 4GB RAM.
- Phiên bản 64-bit của Windows 7 chỉ chiếm thêm một lượng GB nhỏ trên ổ đĩa cứng so với phiên bản 32-bit. Nếu bạn thực sự không có nhiều dung lượng ổ cứng (chẳng hạn như ổ cứng của bạn chỉ khoảng 32GB hoặc nhỏ hơn) thì bạn có thể thích cài đặt Windows 32-bit so với phiên bản 64-bit. Tuy nhiên nếu hệ thống của bạn có một ổ cứng nhỏ như vậy, cách tốt nhất là bạn nên mua một ổ cứng mới. Thậm chí các ổ SSD lớn ngày nay cũng có giá cả rất phải chăng.
- Nếu người dùng của bạn vẫn cần sử dụng một số ứng dụng 16-bit quan trọng thì bạn có thể cân nhắc đến việc cài đặt phiên bản 32-bit thay cho phiên bản 64-bit. Điều này là vì Windows 64-bit không hỗ trợ cho việc chạy các ứng dụng 16-bit. Mặc dù vậy, bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách sử dụng môi trường Windows XP Mode và Windows Virtual PC, các môi trường này cho phép người dùng có thể chạy một virtual instance của hệ điều hành Windows XP 32-bit trên các máy tính Windows 7 của họ để có thể chạy các ứng dụng cũ không tương thích với Windows 7 (hoặc Windows 7 64-bit), trong khi đó vẫn có thể lợi dụng sự nâng cao và các tính năng mới của Windows 7. Tuy nhiên có một vấn đề ở đây: hệ thống của người dùng phải hỗ trợ sự ảo hóa phần cứng (Intel VT hoặc AMD-V) để chạy môi trường Windows Virtual PC và Windows XP Mode, và thông thường chỉ có các hệ thống máy khách high-end một năm gần đây mới hỗ trợ sự ảo hóa phần cứng này. Nếu bạn cần một cách có khả năng quản lý và tập trung hơn trong việc chuyển các vấn đề tương thích ứng dụng trên các máy tính desktop bằng sự ảo hóa, hãy kiểm tra Microsoft Enterprise Desktop Virtualization (MED-V), đây là một thành phần lõi của Microsoft Desktop Optimization Pack (MDOP) for Software Assurance (SA). MED-V sử dụng Microsoft Virtual PC để tạo, phân phối và quản lý các image Virtual PC trên desktop Windows. Nói theo cách khác, lúc này chính là thời điểm bạn đưa ra quyết định về việc viết lại mã cho các ứng dụng 16-bit quan trọng của mình thành các ứng dụng 64-bit.
- Hầu như tất cả các ngoại vi được bán trong vòng hai năm trở lại đây đều có driver 64-bit cung cấp cho chúng. Hầu hết các ngoại vi ngày nay sử dụng USB làm giao diện kết nối với máy tính. Môi trường Windows Virtual PC và Windows XP Mode hỗ trợ USB.
- Nếu tổ chức của bạn bị ràng buộc bởi ngân quỹ thì bạn có thể sử dụng các hệ thống máy tính cũ và chuyển chúng sang Windows 32-bit. Nói cách khác, khi thực hiện, bạn nên cân nhắc đến vấn đề năng xuất thấp gây ra bởi hiệu suất nghèo đối với các hệ thống cũ này. Và nếu doanh nghiệp thực sự bị eo hẹp về tài chính, khi đó bạn có thể sử dụng các hệ điều hành Windows XP hoặc Windows 2000 hoặc Windows 98 hoặc bất cứ phiên bản nào đang sử dụng.
- Cuối cùng, nếu bạn là một chuyên gia phát triển phần mềm và hệ thống phát triển của bạn sử dụng Windows 32-bit, bạn chỉ có thể thực hiện phát triển 32-bit trên hệ thống của mình. Nếu hệ thống phát triển của bạn là 64-bit, bạn có thể thực hiện cả phát triển 32-bit và 64-bit.
Những cân nhắc khi sử dụng MDT 2010 với Windows 7 64-bit
MDT 2010 được phát hành với hai phiên bản: x64 và x86. Cả hai phiên bản của MDT 2010 đều hỗ trợ cho việc triển khai cả hai hệ điều hành Windows x64 và x86. Và cả hai phiên bản của MDT 2010 đều yêu cầu phiên bản Windows AIK 2.0.
Mặc dù vậy Windows AIK 2.0 cũng có hai phiên bản x86 và x64. Và nếu đang sử dụng phiên bản 32-bit của Windows AIK 2.0 trên máy tính kỹ thuật viên Windows 7 32-bit, bạn có thể tạo các hạng mục và các file trả lời (answer file) cho cả hai image x64 và x86. Nói cách khác, nếu bạn đang sử dụng phiên bản 64-bit của Windows AIK 2.0 trên máy tính Windows 7 64-bit thì bạn không thể tạo các hạng mục hoặc các answer file cho các image x86. Và bạn không thể chạy phiên bản 64-bit của Windows AIK 2.0 trên máy tính Windows 7 32-bit.
Cách khác, nếu bạn chỉ triển khai Windows 7 64-bit, bạn có thể cài đặt MDT 2010 x64 và Windows AIK 2.0 x64 trên máy tính kỹ thuật viên đang sử dụng Windows 7 x64.
Kết luận
Rõ ràng trong hầu hết các trường hợp, ưu điểm trong việc chuyển các máy tính khách sang Windows 7 64-bit có nhiều giá trị hơn so với các nhược điểm. Qua kết luận của phần này, trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung vào việc triển khai Windows 7 Enterprise x64 bằng cách sử dụng MDT 2010.