Năm máy ảnh dưới đây nhắm tới người dùng "chê" máy du lịch nghiệp dư nhưng lại ngại sự cồng kềnh của máy ảnh ống kính rời (D-SLR).
Trong một thân máy khá gọn, bạn sẽ nhận được ở chúng những tính năng “pro” như phơi sáng chỉnh tay, chụp ảnh RAW... Đặc biệt như ứng viên mới nhất của Olympus, model E-P1 còn cho phép đổi ống kính.
Trước đây, thời máy ảnh phim, các tay máy chuyên nghiệp thường phải trang bị tới hai máy, một chiếc ống kính rời (SLR) cho công việc và một chiếc máy ảnh nghiệp dư (compact) nhỏ gọn cho chụp ảnh thoải mái hàng ngày. Tuy nhiên, đến thời máy ảnh số, có khá nhiều lựa chọn ở khoảng giữa hai chủng lọai máy ảnh không chuyên và bán chuyên này (dựa trên kích cỡ cảm biến và bộ tính năng). Chọn dòng bán chuyên bạn sẽ có một chiếc có thân máy khá nhỏ gọn mà nhiều tính năng nâng cao thường gặp ở máy chuyên nghiệp D-SLR.
Nếu cần tìm một chiếc bán chuyên khá nhẹ mà có ống kính với góc chụp siêu rộng, hãy nghĩ đến chiếc Panasonic LX3 có ống kính 24 mm. Nếu bạn là fan của máy ảnh D-SLR Olympus và tìm kiếm một chiếc nhỏ gọn hơn dòng này, hãy quan tâm tới chiếc E-P1 mới nhất cho phép bạn dùng thêm ống kính Four Thirds thông qua một cơ cấu adapter.
Chiếc Nikon CoolPix P6000 hấp dẫn bởi tính năng định vị toàn cầu GPS cung cấp các thông tin về địa lý. Canon PowerShot G10 là lựa chọn nổi bật nhất nếu xét một cách toàn diện khi bạn không quan tâm lắm đến khả năng thay đổi ống kính. Trong tiêu chí chụp hình tốt trong các điều kiện thiếu sáng, Fujifilm FinePix F200EXR là một trong những ứng viên xuất sắc nhất.
Olympus E-P1
E-P1 sử dụng công nghệ Micro Four Thirds giúp thân máy nhỏ gọn so với các máy D-SLR thông thường và cho khả năng ghép thêm ống kính Four Thirds. Là bản kỹ thuật số của dòng máy ảnh phim D-SLR Pen F ra đời từ năm 1959 (máy này cho phép chụp được 72 kiểu ảnh trên 36 phim loại 35 mm), E-P1 có ngoại hình khá giống Pen F trừ gờ nổi bọc da. Nó cũng dập khuôn giao diện và nhiều tính năng chỉnh tay vốn chỉ có ở các máy ảnh chuyên D-SLR đời mới cùng hãng.
Canon PowerShot G10
Ưu điểm của G10 là dễ dàng truy cập các cài đặt ở mặt trên của máy, ống kính góc rộng 28mm, ảnh cho màu sắc tự nhiên và tốc độ chụp khá nhanh. Ngược lại, nó bị chê là thân máy hơi thô và nặng, không có nhiều cải tiến lớn về tính năng so với G9. Tuy nhiên, G10 vẫn là đối thủ đáng gờm nhất của Lumix LX3 và những model bán chuyên khác chủ yếu là chất lượng hình ảnh. Dù bộ tính năng không thay đổi nhiều, sản phẩm vẫn đủ làm hài lòng những người đang tìm kiếm một máy ảnh nhỏ gọn có nhiều tính năng cài đặt của máy D-SLR.
Panasonic Lumix DMC-LX3
Thế mạnh của LX3 là khả năng chụp được ảnh phân giải cao ở nhiều kích cỡ, khẩu độ mở ống kính tới F2.0, các chế độ cài đặt lại tùy chọn nâng cao cho người dùng và cảm biến ảnh lớn cho ảnh ấn tượng.
Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm là ảnh khổ 16:9 không thể đạt độ phân giải tối đa, dùng nắp ống kính có thể gặp một số phiền toái và phần mềm xử lý ảnh RAW có sẵn chưa đạt yêu cầu. Dẫu vậy, LX3 vẫn được coi là một lựa chọn tốt nhờ bộ tính năng vượt trội hơn bất kỳ máy ảnh ngắm chụp (point-and-shot) thông thường nào.
Nikon Coolpix P6000
P6000 có thiết kế chuyên nghiệp, tính năng thêm thông tin vật lý (định vị GPS) khá dễ dùng, hai chế độ mặc định cho người dùng, thực thi khá nhanh và cho phép dùng cổng LAN để tải ảnh. Nhưng bạn sẽ khá mất thời gian để khóa chế độ GPS và ảnh RAW cho được hỗ trợ bởi phần mềm ViewNX độc quyền của hãng trong khi chất lượng ảnh là chấp nhận được nhưng chưa phải là ấn tượng lắm so với các model cùng loại. Có thể coi tính năng GPS trong P6000 là một dấu ấn khá thú vị của Nikon nhưng ở tầm này bạn vẫn còn nhiều lựa chọn sáng giá hơn.
Fujifilm FinePix F200EXR
Sản phẩm cho ảnh đẹp cả ở những mức nhạy sáng cao; công tắc chuyển chế độ cài đặt làm việc chính xác và cho dải động rộng. “Gót chân Achilles” của F200EXR là có thiết kế dập khuôn nhàm chán, chức năng phơi sáng chỉnh tay hạn chế và thiếu chức năng quay video độ nét cao. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những máy ảnh compact hạng trung tốt nhất từng thấy, đặc biệt là chất lượng ảnh đẹp đến khó tin.