Xin chào các tín đồ của trình duyệt nguồn mở! Bạn đã từng đọc “Hai mươi mở rộng cần phải có trên Firefox” trước đây? Bạn tâm đắc với mở rộng nào nhất? Song, một sự thật là không phải mở rộng nào cũng tuyệt vời và phù hợp theo yêu cầu của mỗi cá nhân. Hôm nay, chúng tôi trở lại vấn đề này với “Top 10 mở rộng Firefox nên tránh”, mà trong đó một số hết sức phổ biến. Hy vọng bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện, và khai thác hiệu quả hơn trình duyệt nguồn mở của mình.
Tính phổ biến không phải là một tiêu chí trong quá trình xem xét liệu có nên cài đặt một mở rộng FireFox hay không. Yếu tố quan trọng là liệu nó có nâng cao hiệu quả cho trình duyệt theo đúng ý muốn của người sử dụng mà không gây ra “tác dụng phụ” phiền nhiễu nào không. Một điều đáng mừng là cộng đồng nguồn mở, đặc biệt những người quan tâm chuyên sâu đến các thành phần mở rộng, rất nhanh nhẹn và lão luyện. Hầu hết mọi mở rộng “phá hoại” như hạn chế tác dụng của trình duyệt hay chiếm dụng, tiêu thụ mạnh nguồn CPU đều được sửa chữa hoặc “thủ tiêu” nhanh chóng.
Song cũng có một số mở rộng gây tác hại ngầm, hoặc đem lại lợi ích quá ít so với giá trị bỏ ra để cài đặt nó. Bởi vậy, chúng ta nên xem xét 10 mở rộng sau, (trình tự của các mở rộng là ngẫu nhiên) để cân nhắc liệu có nên dùng chúng hay không.
Fasterfox
Bộ gia tốc Web này sử dụng cơ chế “pre-fetching”, có thể biến bạn trở thành một cư dân mạng khá tệ hại. Nguyên tắc hoạt động của nó là: khi bạn mở một trang Web và bắt đầu đọc nó, hệ thống ở trạng thái tạm nghỉ còn Fasterfox lặng lẽ lần theo các liên kết và tải trang đích về. Mở rộng này được xây dựng theo ý tưởng tiết kiệm thời gian. Sau khi đọc xong trang Web hiện thời, nếu bạn muốn chọn trang tiếp theo ở một trong các liên kết này, chúng đã nằm sẵn trên máy cục bộ và sẽ được đưa ra một cách nhanh chóng thay vì phải đợi chờ tải về từ Web Server nào đó.
Nghe có vẻ rất hay, nhưng chính điều này lại gây lãng phí một lượng rất lớn băng thông. Thử tưởng tượng, sẽ phải tải về bao nhiêu liên kết cho mỗi trang và dung lượng lưu trữ cho chúng phải mất bao nhiêu? Cho dù, nếu bạn không quan tâm đến băng thông thì theo một số báo cáo gần đây ghi nhận, nhiều quản trị viên hệ thống hiện nay đang tiến hành dò tìm và xác định các mở rộng (hoặc các thành phần tương tự) để loại bỏ máy khách sử dụng chúng. Fasterfox sẽ vẫn có ích nếu bạn biết cách sử dụng hợp lý. Nhưng nếu không hiểu sâu, nằm chắc về hệ thống và trình duyệt, tốt hơn hết đừng sử dụng nó.
Nếu bạn phải dùng Fasterfox, hãy chọn thiết lập Courteous. Nó sẽ giúp tăng tốc độ duyệt nhanh hơn một chút mà không đòi hỏi phải lấn toàn bộ băng thông |
NoScript
Mở rộng này hết sức phổ biến, quen thuộc và hoạt động đúng như những gì được quảng cáo. Nó cung cấp cho bạn khả năng điều khiển JavaScript, Java và các nội dung thực thi khác trên trang có thể chạy, tuỳ thuộc vào miền nguồn của nội dung. Bạn có thể lên “danh sách trắng” các website được xem là an toàn, và “danh sách đen” những website đáng ngờ.
Nếu thực sự cần kiểu điều khiển này, chắc hẳn bạn đã dùng và vẫn sẽ tiếp tục sử dụng nó. Nhưng, với người dùng mức trung bình, việc phải lập danh sách trắng, hay danh sách đen liên tục để các script (kịch bản) có thể thực thi sẽ nhanh chóng trở nên chán ngắt.
NoScript khiến FireFox trở nên an toàn hơn? Chắc chắn! Liệu nó có xứng đáng với điều đó không? Không hẳn! Vì một số lý do, tính đa nghi của các chuyên viên Web lại trở nên rất hữu ích. Thực sự mở rộng này không cần thiết lắm, trừ phi bạn muốn gửi hoặc nhận dữ liệu nhạy cảm. Hầu hết mọi đối tượng lướt Web thường xuyên đều gỡ bỏ mở rộng này một thời gian ngắn sau khi cài đặt, khi sự mới lạ của nó không còn hấp dẫn.
Với NoScript, bạn có thể cấm hoặc cho phép nội dung thực thi theo miền ban đầu; một trang Web đơn có thể có nội dung này từ nhiều miền khác nhau. |
Adblock và Adblock Plus
Thường thì ai cũng có thành kiến với các mở rộng loại bỏ quảng cáo. Song, quảng cáo là một hình thức rất phổ biến mà hầu hết tất cả các website đều phải có nếu muốn duy trì hoạt động của mình. Các mở rộng loại bỏ quảng cáo này rất phổ biến (Adblock, Adblock Plus). Thử nghĩ lại, nếu chúng ta loại bỏ hoạt động quảng cáo trên website thì làm sao họ có thể tiếp tục cung cấp phần mềm, nội dung, chương trình miễn phí tới người dùng?
Phải công nhận là có nhiều quảng cáo rất khó chịu. Nếu bạn dùng Nuke Anything Enhanced để đóng gói chúng lại, đồng thời vẫn có thể hỗ trợ các website đưa thông tin quảng cáo phù hợp thì tuyệt vời hơn so với các mở rộng kiểu này.
PDF Download
Đây là một mở rộng khác, cũng hiệu quả như những lời được giới thiệu đã từng đưa ra, và rất phổ biến. Nhưng dường như chúng hơi mạnh quá mức cần thiết với hầu hết người dùng và gây đau đầu cho nhiều người dùng khác. PDF Download cho phép bạn kiểm soát quá trình FireFox điều khiển file PDF khi bạn kích vào chúng. Một hộp trình đơn pop-up sẽ hiện ra, cho phép bạn chọn tải về, mở ra hoặc xem file dưới dạng HTML. Bạn có thể thiết lập mặc định một hoạt động nào đó, bỏ qua trình đơn pop-up.
Hộp thoại pop-up của PDF Download
Bên cạnh tuỳ chọn xem file PDF dưới dạng HTML, một tính năng khác cho người dùng lựa chọn là mở chúng trong trình xem PDF bên ngoài thay vì Adobe Reader trong FireFox. Sử dụng trình xem bên ngoài nhanh hơn đáng kể ở một số (song không phải là tất cả) hệ thống. Cũng giống như vậy, xem file Acrobat dưới dạng HTML đôi khi mất thời gian hơn là mở chúng trong Adobe Reader.
Vậy, vấn đề ở đây là gì? Mở rộng này có thể gặp phải rắc rối khi cố gắng điều khiển một số file PDF nào đó. Nhiều website thường âm thầm gửi tới bạn một trang xen kẽ nhằm mục đích thu thập thông tin (hoặc một số lý do khác tương tự). Sau đó chúng mới định hướng lại tới PDF. Trong những trường hợp như vậy, mở rộng sẽ không hoạt động được. Thông thường, nếu điều này diễn ra, PDF Download bị phớt lờ và FireFox bị treo khi xử lý với các file PDF định hướng lại. Có thể khẳng định ich lợi nhỏ bé mà PDF Download mang lại không xứng với những thiệt hại nó gây ra.
VideoDownloader
Thể loại video “cây nhà lá vườn”, do người dùng tự làm đang là mốt hiện nay. Lý do ư? Đơn giản bởi công nghệ Web 2.0, các website như YouTube, Google Video khiến việc đưa nội dung trực tuyến lên trang web trở nên dễ dàng và tất cả mọi người đều có thể thưởng thức chúng. VideoDownloader là mở rộng hỗ trợ download video từ các website với nhiều tính năng giúp bạn xem chúng offline một cách dễ dàng, thoải mái. Nghe có vẻ rất tuyệt!
Nhưng vấn đề là, muốn hoạt động được, mở rộng này phải kết nối trực tiếp tới website. Và hơn thế, bạn sẽ tìm ra rằng thay vì hiện ra một cửa sổ download, cái bạn nhận được sẽ là “Service Temporarily Unavailable” (dịch vụ hiện thời không hoạt động). Vào giai đoạn cuối trong mỗi lần download, quá trình thường chậm đến điên người.
Thứ bạn sẽ thấy khi muốn tải về một video (bên trái),
và kết quả của chúng … (bên phải).
Có lẽ mở rộng này là nạn nhân trong chính sự thành công riêng của nó. Cho đến khi các vấn đề về server được xử lý, bạn có thể tự tránh cho mình nhiều sự bực mình nếu bỏ qua nó.
Greasemonkey
Vâng, chắc hẳn bạn thấy rất quen! Greasemonkey đã từng được giới thiệu là một trong các mở rộng tốt nhất ở bài “Hai mươi mở rộng cần phải có trên FireFox”. Đó thực sự là một công cụ hữu ích và thuận tiện trong sử dụng. Nhưng nó hữu ích khi bạn biết mình đang làm gì với nó. Ở Greasemonkey, nguy cơ gây ra phiền phức rất lớn, vì nó cho phép chạy các bản JavaScript do người khác viết trong FireFox. Nếu một trong các bản script đó độc hại, hệ thống của bạn sẽ bị nguy hiểm.
Để tránh phiền phức, bạn chỉ nên dùng Greasemonkey với các script mà mình biết chắc chắn là an toàn; hoặc khi đã nắm vững kiến thức bảo mật cần thiết về JavaScript, tham khảo các bình luận trên userscripts.org để chắc chắn nó không gây ra tác hại nào.
Nếu vẫn chưa thấy an toàn, hãy bỏ qua mở rộng này.
ScribeFire (trước đây là Performancing)
Mở rộng này được đánh giá là rất vô dụng. Đó là công cụ sử dụng trong môi trường trình duyệt, hỗ trợ cho các bài viết blog. Nhưng không phải blog nào cũng có một trình soạn thảo trên trình duyệt để dùng nó.
Có lẽ, một hệ thống viết blog nào đó cần kiểu ứng dụng hỗ trợ này, nhưng chúng ta không quen với nó. Bởi vậy nên hiện nay, thường người ta bỏ qua mở rộng hỗ trợ viết blog mà thay vào đó là sử dụng trình soạn thảo dựng sẵn trong phần mềm blog.
Trình soạn thảo dựng sẵn của WordPress (trên đầu)
và của ScribeFire (ở dưới). Bạn có cần cả hai?
Song, đừng nhầm lẫn! ScribeFire là gói rất hữu ích của phần mềm,nNhưng hiện nay chúng ta chưa cần dùng đến. Nếu bạn muốn sử dụng phần mềm blog mà không cần đến một trình soạn thảo, ScribeFire là một lựa chọn tốt.
TrackMeNot
Đây là một mở rộng khác không mang tính hữu ích cho lắm. Các nhà phát triển dường như quá quan tâm đến việc lập hồ sơ cá nhân trên công cụ tìm kiếm (là quá trình website tìm kiếm theo dõi truy vấn của người dùng và xây dựng profile cá nhân riêng theo truy vấn tương ứng). Kết luận này được đưa ra sau khi truy vấn tìm kiếm của 657 000 thành viên AOL trong ba tháng được tung lên web.
Vấn đề đáng quan tâm ở TrackMeNot không phải là tính riêng tư mà ở kỹ thuật được sử dụng. Mở rộng này chạy ở tiến trình nền khi bạn lướt Web và gửi truy vấn tìm kiếm ngẫu nhiên tới công cụ tìm kiếm của AOL, Yahoo, Google, MSN. Sẽ lãng phí bao nhiêu tài nguyên hệ thống cho cả bạn và công cụ tìm kiếm bạn đang sử dụng?
Một phần file nhật ký tìm kiếm do TrackMeNot thực hiện
Tabbrowser Preferences
Mở rộng này cho phép bạn loại bỏ các thiết lập tab của FireFox theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, bạn có thể thêm vào nút New Tab, hoặc điều chỉnh để biểu tượng Close Tab bật/tắt trên từng tab hoặc ở cuối thanh tab bar. Nó hoạt động khá tốt!
Vấn đề là, nếu bạn gỡ bỏ mở rộng này, nó sẽ không tạo lại các thiết lập tab, khiến bạn bị ngắt hoặc ngưng, dở hoạt động và buộc phải điều chỉnh ở trang config. Song, điều chỉnh trong config không phải ai cũng hiểu, và thậm chí nhiều người còn không biết đến nó.
Nếu gỡ bỏ mở rộng này, bạn sẽ phải sử dụng trang config để điều chỉnh lại các thay đổi do nó gây ra. Đó là một quy ước mở rộng khá phiền phức và khó chịu. |
Các thay đổi mở rộng này thực hiện khá tinh tế, nhưng không phải là vấn đề đặc biệt. Nếu gỡ bỏ mở rộng, bạn sẽ gặp phiền phức, và trình duyệt được đặt lại trạng thái mặc định của nó.
Tabbrowser Extensions
Mở rộng này thực sự có trọng lượng, và rất phổ biến trong cộng đồng FireFox. Nó được ví giống như một nghi thức trong quá trình chuyển trạng thái của các tín đồ công nghệ FireFox. Nó cung cấp cho bạn nhiều tính năng điều khiển hoạt động duyệt tab hoá và hỗ trợ cả các thành phần bổ sung để tăng cường hiệu quả với nhiều chức năng hơn. Tuy vậy, mở rộng này cũng có nhiều lỗi và xung đột với nhiều mở rộng khác. Thực tế, ngay chính các nhà phát triển mở rộng này cũng khuyên bạn không nên cài đặt nó!
Khi mà ngay cả tác giả của sản phẩm đưa ra lời khuyên không nên sử dụng thì chẳng có vấn đề gì để phải ngại ngần hay lưỡng lự. Dù sao thì, mở rộng này đã (và có thể là sẽ) không được nâng cấp để hỗ trợ dòng FireFox 2.x.
Ngoài ra: chúng ta nên xem xét đến “kẻ mạo danh” Numbered Links 0.9
Về thực chất, bạn chẳng gặp phải vấn đề gì với bản thân Numbered Links 0.9. Bằng cách hiển thị số bên cạnh liên kết, nút và các yếu tố tương tác khác trên trang Web, nó cho phép bạn xác định và tới vị trí cần đến mà không phải dùng chuột. Nếu đã chọn cài đặt Numbered Links 0.9 trước đó, chẳng có lý do gì để bạn không dùng nếu nó thực sự hữu ích cho mình (dù có thể bạn cũng thấy thích thú với Conkeror, được phát triển bởi cùng tác giả).
Tuy nhiên, nếu thấy mở rộng này trong danh sách các thành phần bổ sung (add-on) mà không gọi lại chương trình cài đặt nó, bạn nên cẩn thận. Có một phiên bản mạo danh được sửa lại thành FormSpy Trojan, với khả năng tự cài đặt như một mở rộng FireFox dưới cái tên “Numbered Links 0.9”. FormSpy có thể đóng gói thông tin dưới dạng HTML và gửi tới một website độc hại nào đó. (Nếu muốn biết thêm thông tin, bạn có thể xem trên FormSpy profile của McAfee).
Và giờ bạn nghĩ gì?
Bạn đã có trong tay thông tin về 10 mở rộng FireFox nên tránh, cộng thêm một kẻ giả mạo thực sự cần được cảnh báo, vậy giờ bạn nghĩ gì?
FireFox đã thực sự phổ biến ở Việt Nam? Chia sẻ những kinh nghiệm thú vị về các mở rộng của chúng và nhiều ý tưởng cho cộng đồng FireFox? Nếu sẵn lòng, chúng tôi rất mong nhận được các đóng góp của các bạn.