Quốc hội vừa “bấm nút” thông qua Luật Giao dịch điện tử vào ngày 19/11 (Luật gồm 8 chương, 54 điều). Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/3/2006. Ông Nguyễn Thanh Hưng - Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề này.
- Ông đánh giá như thế nào về hiện trạng của TMĐT VIỆT NAM và xu hướng phát triển của nó trong tương lai?
Từ năm 2003 đến nay, TMĐT ở VIỆT NAM phát triển khá nhanh. Trước hết, chúng ta thấy loại hình giao dịch TMĐT giữa DN với người tiêu dùng (B2C) đã trở nên quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ ở đô thị. Loại hình giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) cũn phát triển nhanh với sự ra đời của nhiều sàn đấu giá trên mạng Internet được nhiều người sử dụng. Đặc biệt, loại hình giao dịch giữa DN với DN (B2B) đã xuất hiện và đang có xu hướng phát triển nhanh nhất. Ngoài ra, nhiều cơ quan nhà nước cũng bắt đầu thử nghiệm để có thể cung ứng các dịch vụ công trực tuyến (G2B).
Nhiều DN của chúng ta rất năng động ứng dụng TMĐT. Chắc chắn TMĐT sẽ phát triển nhanh ở nước ta trong vòng vài năm tới.
- Phần lớn các DN của VIỆT NAM là các DNNVV, theo ông TMĐT có tác động như thế nào đến các DN này?
Tương tự như các nước khác, các DNNVV (DN nhỏ và vừa) ở VIỆT NAM là những DN năng động nhất trong lĩnh vực kinh doanh cũng như ứng dụng TMĐT. Do đó, các DN này có nhiều cơ hội đê rmở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm khách hàng mới với chi phí thấp. Hơn nữa, nhiều DN vừa và nhỏ ở các vùng sâu, vùng xa có cơ hội mới để tiếp cận với khách hàng trên cả nước và khắp thế giới. Nhờ đó các DN này có thể nâng cao sức cạnh tranh.
- Hiện nay, ở VIỆT NAM có một số DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Theo ông, hoạt động đã đi đúng bản chất của TMĐT chưa hay mới chỉ mang tính hình thức?
Một số DN mới ứng dụng TMĐT theo kiểu “phong trào”, chẳng hạn như thấy các DN khác có website thì DN mình cũng phải xây dựng website. Nhưng rất nhiều DN đã biết đầu tư hợp lý cho TMĐT ở những mức độ khác nhau. Chúng ta thấy rằng một giao dịch TMĐT điển hình sẽ không cần sự gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán hay giấy tờ trong tất cả các khâu, từ chào hàng, ký hợp đồng, giao hàng, thanh toán tới cung cấp các dịch vụ sau bán hàng.
Hiện nay vẫn còn khá ít những giao dịch như vậy ở nước ta mặc dù nhiều DN đã ứng dụng TMĐT một các hợp lý trong một số khâu như giới thiệu sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, trong tương lai gần các DN cần phát triển hơn nữa những ứng dụng của TMĐT.
- Vậy ông có thể cho biết hiện Chính phủ có những chính sách hay một động thái nào để khuyến khích các DN tham gia hoạt động TMĐT?
Ngoài việc tích cực xây dựng và ban hành các văn bản quy phậm pháp luật liên qua tới TMĐT như Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, trong thời qua Chính phủ đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các DN tham gia TMĐT. Chẳng hạn, tháng 9 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010, trong đó ưu tiên việc hỗ trợ DN thông qua các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, đào tạo. Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ Thương mại xây dựng và vận hành Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN) hỗ trợ miễn phí các DN giao dịch theo loại hình DN với DN.
Các bộ ngành như Tài chính, Ngân hành và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng triển khai nhiều hoạt động cụ thể hỗ trợ các DN ứng dụng TMĐT. Nhiều trường đại học cũng năng động mở các khoá đào tạo về TMĐT với nhiều hình thức phong phú, cung cấp những tri thức và kỹ năng cần hiết khi triển khai TMĐT tại DN.
- Thưa ông, Luật Giao dịch điện tử và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội và thác thức nào cho các DN hoạt động trong lĩnh vực TMĐT?
Luật Giao dịch điện tử rất quan trọng đối với phát triển TMĐT ở nước ta vì luật đã chính thức công nhận thông tin ở dạng điện tử có giá trị pháp lý như thông tin ở dạng văn bản giấy. Luật Giao dịch điện tử và Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg sẽ mở ra giai đoạn mới đối với TMĐT ở Việt Nam.
Như chúng ta thấy nhiều nước đã và đang xây dựng nền kinh tế tri thức dựa trên nền tảng thông tin, trong khi thương mại họ đã ứng dụng TMĐT ở mức độ cao. Một mặt, đây là thuận lợi lớn cho chúng ta do có thể học tập và khai thác được công nghệ, kỹ năng kinh doanh thương mại tiên tiến nhất. Mặt khác, nếu chúng ta không nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới thì sẽ bị tụt hậu. Nhất là khi chúng ta cũng đang hội nhập nhanh và sâu vào nền kinh tế thế giới.
- Xin cám ơn ông!
Thương mại điện tử: Không thể mãi “ảo”
644
Bạn nên đọc
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách tạo VPN trên Windows 10
Hôm qua -
11 cách sửa lỗi "The System Cannot Find The Path Specified" trên Windows
Hôm qua -
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua -
Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh hay và ngắn gọn
Hôm qua -
Code Đại Bang Chủ, giftcode Đại Bang Chủ event mới nhất
Hôm qua -
Thủ thuật sử dụng Alt+Tab trên Windows 10
Hôm qua -
Kiểm tra tốc độ Internet, mạng Wifi FPT, VNPT, Viettel không cần phần mềm
Hôm qua -
Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10
Hôm qua 4 -
Cách kiểm tra lịch sử giao dịch VPBank nhanh nhất
Hôm qua -
Cách xem video YouTube giới hạn độ tuổi mà không cần đăng nhập
Hôm qua