Làm thế nào để giữ chân nhân viên, làm thế nào để phát triển, làm thế nào để tăng sức cạnh tranh? Thay đổi cơ cấu, định hướng lại, niêm yết chứng khoán… lối đi nào thì phù hợp? Tái cấu trúc doanh nghiệp là một công cuộc thay đổi, làm mới không hề đơn giản và đang là câu chuyện hấp dẫn, câu chuyện mới nhưng cũng rất thời thượng tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT - TT.
Đa dạng ở Việt Nam
Trong một buổi toạ đàm về vấn đề nguồn nhân lực phần mềm, ông Trương Gia Bình, chủ tịch FPT, công ty đã mạnh tay “tái cấu trúc” và mạnh dạn niêm yết cổ phiếu đã chia sẻ với câu nói vui “Người cày phải có cổ” (nhân viên phải có cổ phiếu) để khẳng định việc niêm yết, tham gia vào thị trường chứng khoán là lợi thế cạnh tranh khi áp lực từ các công ty nước ngoài vào Việt Nam đã cận kề, còn nguồn nhân lực thì ngày càng khan hiếm.
Cũng theo ông Bình, không chỉ gắn quyền lợi của nhân viên và công ty mà một khi đã niêm yết, doanh nghiệp sẽ tạo ra được niềm tin nơi thị trường, sẽ huy động được tài chính cũng như niềm tin của đối tác.
Là doanh nghiệp niêm yết sớm và gây chú ý nên FPT nhận được sự quan tâm đặc biệt trong việc chia sẻ kinh nghiệm. Dù giai đoạn đầu và cả hiện nay, FPT vẫn còn có rất nhiều khó khăn để hội nhập nhưng ý kiến của ông Bình đã nhận được ý kiến đồng tình của khá nhiều người có mặt tại buổi toạ đàm.
Trong khi đó, FCG - một doanh nghiệp phần mềm của Mỹ, có đại diện tại Việt Nam đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Nasdaq. Với kinh nghiệm của mình, đại diện cao nhất của FCG tại Việt Nam không ngại ngần khẳng định tái cấu trúc là công việc thường niên và thậm chí, để tạo nên bước ngoặt, thay đổi lãnh đạo cao nhất cũng không phải ngoại lệ. “Lúc nào cũng phải giữ trong đầu khái niệm làm sao tiếp tục cải tiến, tiếp tục phát triển. Trước hết cần một nền tảng tốt và vấn đề tái cấu trúc thực ra chúng tôi đã thực hiện hàng năm. Với công ty nằm ở thị trường chứng khoán Nasdaq ở bên Mỹ thì áp lực cải tiến là rất lớn và chúng tôi phải thực hiện việc đó”, ông Ngô Hùng Phương, Tổng Giám đốc FCG Việt Nam chia sẻ:
Cũng là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực CNTT - TT và là doanh nghiệp nhận được rất nhiều câu hỏi về việc liệu có niêm yết để tái cấu trúc? nhưng đầu tháng 6/2007 vừa qua, Viettel ra mắt vùng 3 và các chi nhánh viễn thông của Hà Nội sau khi hợp nhất 3 công ty: công ty điện thoại di động, công ty điện thoại đường dài và công ty Internet thành một công ty duy nhất mang tên Viettel Telecom. Sau những quyết định đầu tư sang Lào, Campuchia, vụ sát nhập này của Viettel là những bước đi gây chú ý.
Đặc thù là doanh nghiệp Nhà nước và trực thuộc Bộ Quốc phòng cho nên, theo đại tá Dương Văn Tính, tiến trình cổ phần hoá của Viettel cần những bước đi phù hợp… để bảo đảm tiến trình phát triển của tổng công ty sẽ không bị ảnh hưởng bởi những tấm gương cổ phần hoá vội vã như một số doanh nghiệp nhà nước đã bị ảnh hưởng…
CMC, HP và rất nhiều những doanh nghiệp CNTT khác tại Việt Nam cũng có những cách tái cấu trúc của riêng mình.
Biến thách thức thành cơ hội
Đã gần 8 tháng trôi qua kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, bài toán cạnh tranh thời hội nhập đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu vận động mới. Là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nổi bật, với các doanh nghiệp CNTT-TT, tái cấu trúc doanh nghiệp chính là cụm từ đã, đang và còn tiếp tục được quan tâm với nhiều hành động, cách thức đa dạng.
Tái cấu trúc là sắp xếp lại tổ chức, là xây dựng một hệ thống mới. Đó là những khái niệm đơn giản của những năm 90 và khái niệm được quan tâm hiện tại là niêm yết, là huy động vốn, là chia tách, sát nhập, là làm sao để thích ứng vào mô hình như các doanh nghiệp đối tác nước ngoài thời kỳ hội nhập. Một bài toán không đơn giản!
Các doanh nghiệp CNTT-TT khi được hỏi về việc tái cấu trúc doanh nghiệp đều cho thấy họ luôn sẵn sàng cho sự thay đổi và làm mới mình. Ông Hoàng Trung Hải, Giám đốc công ty Vinaphone cho rằng: “Tái cấu trúc doanh nghiệp là việc luôn phải bổ sung để phù hợp với môi trường kinh doanh. Trong lĩnh vực khai thác di động, cạnh tranh là điều không ít người cảm nhận thấy và chúng tôi cũng đang sẵn sàng cho công cuộc tái cơ cấu của mình”.
Cũng chung ý kiến với ông Hải, đại tá Dương Văn Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel tự tin: “Từ khi chúng tôi hoạt động kinh doanh viễn thông, tổ chức của chúng tôi luôn luôn được nghiên cứu để làm thế nào cho nó phù hợp với thị trường nhất, phù hợp với thực tiễn nhất và hiệu quả của cái tổ chức đấy nó phát huy được mạnh nhất”.
Làm mới, thay đổi là việc cần và không có nhiều điều băn khoăn với các doanh nghiệp muốn khẳng định mình, muốn tăng sức cạnh tranh. Thế nhưng, tái cấu trúc doanh nghiệp cũng chính là một công cuộc đầu tư mạo hiểm mà ở đó, các doanh nghiệp CNTT dù có nhiều lợi thế hơn nhiều ngành khác nhưng cũng gặp không ít những khó khăn vì dẫu sao, đây là một điều mới và khó đoán định. Cạnh tranh không chỉ để vượt qua chính mình, ổn định mà phải vượt qua người khác. Điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp phải lựa chọn nhiều đáp án khác nhau cho bài toán tái cấu trúc bởi người dùng luôn chờ đợi những điều mới mẻ từ các doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá, tái cấu trúc doanh nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo rất cao. Ông lấy ví dụ vủa Cisco ở Mỹ: “Họ đề ra là năm nay là phải có bao nhiêu sáng kiến và trong bao nhiêu sáng kiến đó thì nó sẽ lập ra 20 công ty mới mỗi công ty ít ra là một trăm người trở nên và doanh thu nó quy định trong 5 năm là phải một trăm triệu đôla trở lên. Khi anh không đạt được cái đó thì hãng giải tán và lập công ty mới cho nên người ta luôn luôn lắng nghe khách hàng. Theo ông, khách hàng sẽ là người định vị hoặc định hướng sự phát triển của doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ gì cung cấp như thế nào để lợi nhuận nó ngày càng cao phát triển được.
Trong khi đó, ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc công ty chứng khoán Hà Nội cho rằng, với các doanh nghiệp CNTT, đôi khi vì quá chuyên công nghệ nên nhiều khi các doanh nghiệp vì những chuyện mưu sinh hàng ngày họ đã dành rất nhiều thời gian để trao đổi dự án mà họ đã lơ là những cơ hội. Ông Tuấn với chuyên môn của mình cho rằng, thị trường chứng khoán, niêm yết trên sàn chính là cơ hội vàng để cho các doanh nghiệp làm mới.
Minh Châm
Tái cấu trúc doanh nghiệp: Làm thế nào biến thách thức thành cơ hội?
667
Bạn nên đọc
-
Chạy Linux từ ổ USB Flash
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Khắc phục kết nối Internet sau khi bị nhiễm virus
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách cắt ảnh thành hình tròn trên Canva
Hôm qua -
Cách chèn khoảng trống trong HTML
Hôm qua -
300+ tên nhóm hay và ý nghĩa
Hôm qua 6 -
58 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về cuộc sống ẩn chứa những bài học ý nghĩa
Hôm qua -
Cách trải nghiệm Apple Music trên máy tính Windows
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn ảnh dưới chữ trong PowerPoint
Hôm qua -
PowerPoint 2016: Tạo và mở bài thuyết trình
Hôm qua -
Cách dịch trang web trên Safari sang tiếng Việt
Hôm qua -
Cách chặn cuộc gọi và tin nhắn thoại trên Telegram
Hôm qua -
Hướng dẫn cách quay lại khoảnh khắc Liên Quân
Hôm qua