Mách bạn các bước sử dụng scanner khi cài đặt và sử dụng chúng trên Ubuntu, cùng cách xử lý các scanner chưa được Ubuntu hỗ trợ.
Kiểm tra scanner
Muốn xác định scanner có được Ubuntu hỗ trợ hay chưa, bạn thực hiện theo một trong ba cách:
Cách 1. Cắm dây cáp nối thiết bị vào máy tính, thường là cổng USB. Sau đó, chạy chương trình scan trên Ubuntu có tên XSane.
Nếu màn hình chính của XSane xuất hiện mà không có thông báo lỗi, máy scan của bạn đã được Ubuntu hỗ trợ. Khi đó, bạn đến ngay phần 2 để bắt đầu sử dụng máy scan.
Ngược lại, nếu có thông báo lỗi, thường là “No devices available” thì bạn cần đến phần 3 để tiến hành các bước cài đặt driver.
Cách 2. Một cách khác, rõ ràng hơn, bạn truy cập vào địa chỉ https://wiki.ubuntu.com/HardwareSupportComponentsScanners, chọn nhà sản xuất thiết bị tương ứng như Canon, Dell, HP..., sau đó kích vào liên kết tương ứng để tìm xem thiết bị scanner của mình có thuộc vào danh sách được Ubuntu hỗ trợ sẵn hay không. Nếu có, bạn đến ngay phần 2 để bắt đầu với máy scan của mình.
Cách 3. Nếu máy scan của bạn không có trong danh sách được Ubuntu hỗ trợ, bạn truy cập vào địa chỉ www.sane-project.org/sane-backends.html để xem danh sách các máy scan được SANE (Scanner Access Now Easy) hỗ trợ. SANE là một dự án cung cấp hầu hết các driver cho thiết bị scanner trên Ubuntu.
Nếu thiết bị của bạn thuộc danh sách này, bạn cần cài đặt driver như sau:
+ Cập nhật danh sách phần mềm hệ thống: root@hdhhac-desktop:~# apt-get update
+ Cài đặt thư viện libsane-extras bằng cách sử dụng chương trình Synaptic, hoặc gõ lệnh sau:
root@hdhhac-desktop:~# apt-get install libsane-extras
Lệnh này sẽ cài đặt các driver dành cho máy scan được dự án SANE hỗ trợ.
+ Mở file /etc/sane.d/dll.conf để xem thiết bị scanner của mình đã có trong danh sách liệt kê hay chưa: root@hdhhac-desktop:~# vim /etc/sane.d/dll.conf
Nếu ngay trước dòng tương ứng với tên máy scan của mình có dấu chú thích (#), bạn cần xóa dấu này đi để kích hoạt driver tương ứng với thiết bị của mình.
+ Đến đây, bạn mở chương trình XSane và bắt đầu sử dụng máy scan với driver vừa được cài đặt.
Sử dụng máy scan
Bạn cần sử dụng phần mềm tương tác với máy scan để có được các hình ảnh như mong muốn. Trên Ubuntu, mọi người thường sử dụng XSane để phục vụ cho mục đích này. Phần mềm này sử dụng SANE-library để giao tiếp với các máy scan. Tuy có hỗ trợ camera và các thiết bị video với những tác vụ cơ bản, nhưng XSane được thiết kế với mục đích chính là dành cho máy scan.
Với XSane, bạn có thể dễ dàng sao chép các trang văn bản, sau đó lưu trữ dưới dạng hình ảnh và thực hiện các thao tác fax hoặc chuyển qua email. Bạn có thể sử dụng XSane để lưu trữ hình ảnh thu được ở dạng multi-page documents chứ không chỉ là những hình ảnh riêng biệt. Cần đến với website http://XSane.org để tham khảo đầy đủ thông tin về chương trình hỗ trợ scan hữu ích này.
Để scan một trang tài liệu, bạn tiến hành các bước như sau:
1. Đặt trang tài liệu vào trong máy scan.
2. Khởi chạy XSane bằng cách vào menu Applications -> Graphics -> XSane Image Scanner. Bạn cũng có thể bấm vào nút Scan ngay trên máy scan để thực hiện thao tác này.
3. Trên cửa sổ chính của XSane, bạn bấm nút Scan để thực hiện thao tác quét trang tài liệu của mình. Khi tiến trình scan kết thúc, bạn sẽ nhận được kết quả ngay trên cửa sổ Viewer của XSane. Tại đây, bạn lưu ảnh từ menu File -> Save image dưới một trong các định dạng như JPEG, PDF, PNG, PNM...; hoặc thực hiện một vài thao tác xử lý như thay đổi kích thước của ảnh, thay đổi chiều hiển thị của ảnh...
Sử dụng máy scan trên Ubuntu 8.04 LTS Desktop
3.733
Bạn nên đọc
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
7 cách sửa lỗi "Compressed (Zipped) Folder Is Invalid" trên Windows
Hôm qua -
Cách tải, cài đặt và cập nhật driver microphone Win 10
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 1): Làm quen với giao diện Ribbon
Hôm qua -
Cách sửa lỗi Android Auto không hoạt động
Hôm qua -
Cách thêm điểm dừng tab trong Google Docs
Hôm qua -
Hướng dẫn sửa lỗi WinRAR diagnostic messages, file nén tải về bị lỗi
Hôm qua 1 -
Cách tự động chỉnh kích thước bảng Word
Hôm qua -
Lời chúc Valentine ngọt ngào cho người yêu ở xa
Hôm qua -
Hướng dẫn chỉnh sửa địa điểm trên Google Maps
Hôm qua -
Cách di chuyển bảng trong Word
Hôm qua