Nói đến phần mềm nguồn mở (PMNN), người ta thường nghĩ tới những ứng dụng được sử dụng miễn phí và không tạo ra giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nhưng, thực tế lại chứng minh ngược lại. Tuy việc đẩy mạnh ứng dụng PMNN hiện nay còn gặp nhiều khó khăn nhưng nếu thực hiện được, chúng sẽ mang lại một mô hình kinh doanh mới – kinh doanh phần mềm kiểu dịch vụ, chứ không đơn thuần là bán phần mềm.
Cơ hội kinh doanh mới
Chia sẻ tại Diễn đàn Công nghệ Thông tin Thế giới (WITFOR) 2009, ông Nguyễn Trung Quỳnh, Phó chánh văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng khi vấn đề bản quyền được đề cao và doanh nghiệp cũng như người dân thấy phải bỏ một khoản tiền không nhỏ cho việc mua phần mềm thương mại thì họ sẽ chuyển sang một giải pháp mới thay thế. Thời điểm đó chính là cơ hội của các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm nguồn mở và những doanh nghiệp có liên quan khác. Các doanh nghiệp sẽ chuyển sang mô hình kinh doanh mới -kinh doanh phần mềm như một dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần là bán phần mềm giống như hãng Microsoft hiện nay.
Còn ông Jon “Maddog” Hall, Giám đốc Hiệp hội Linux quốc tế thì lại cho rằng Việt Nam đang tiến rất nhanh trong lĩnh vực phần mềm, vì vậy không có lý gì các doanh nghiệp trong nước phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sắm phần mềm từ nước ngoài. Thay vào đó họ có thể tìm kiếm các giải pháp thay thế khác, chẳng hạn như PMNN. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải pháp PMNM không chỉ tiết kiệm chi phí mua bản quyền phần mềm mà còn có thể phát triển lâu dài, phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ nền tảng đó, các doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm dịch vụ trên đó, và bán cho người sử dụng. Cũng theo ông Hall, về lâu về dài người dùng sẽ không quan tâm đến việc họ đang sử dụng phần mềm gì, của hãng nào mà chỉ quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ đó mang đến hiệu quả và lợi ích gì cho họ mà thôi.
Ông Hall cho rằng thị trường thiết bị nhúng hiện đang rất phát triển, và đây chính là thị trường rộng mở cho PMNM, chẳng hạn như sử dụng Linux thay cho Windows. Các doanh nghiệp có thể kiếm tiền bằng các dịch vụ cài đặt, tích hợp, đào tạo, quản trị hệ thống... Và như vậy, tuy bản thân phần mềm ít mang lại giá trị về mặt tiền bạc nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh dựa trên những dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Ông Hall khẳng định rằng với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội để đi theo hướng này.
Với nhiều người, tuy việc tiếp cận PMNM vẫn còn khó khăn nhưng chúng đã đơn giản hơn trước rất nhiều. Tuy vậy, ông Quỳnh cũng thừa nhận rằng việc thúc đẩy người dùng, doanh nghiệp chuyển đổi sang giải pháp mới vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức; và theo ông thách thức lớn nhất hiện nay vẫn là nhận thức và động cơ chuyển đổi của doanh nghiệp và người dùng.
Mấu chốt vẫn là ở yếu tố con người
Một trong những nguyên nhân khiến cho PMNM vẫn chưa thông dụng tại Việt Nam chính là nhận thức của người dùng về lĩnh vực này. Ông Hall cho rằng để thúc đẩy điều đó thì cần phải làm nổi bật những lợi ích của PMNM, có như vậy người dùng mới có động cơ để chuyển đổi. Nhà nước cũng cần phải tham gia vào cả quá trình chuyển đổi này, chẳng hạn như khuyến khích người dùng sử dụng các phần mềm nguồn mở, trước hết là vì lợi ích của chính bản thân họ. Chẳng hạn có thể dùng gói phần mềm văn phòng OpenOffice thay cho Microsoft Office, sử dụng hệ điều hành Linux thay cho Windows, phần mềm cơ sở dữ liệu mở MySQL thay cho phần mềm nguồn đóng…
Tuy nhiên, khuyến khích thôi cũng chưa đủ để người dùng có thể nhận thức ngay được lợi ích của PMNM mang lại, Hall khuyên rằng cần phải có nhiều điểm triển lãm hơn nữa để giới thiệu về tiện ích và lợi ích của PMNM. Tại đó, nhân viên sẽ trực tiếp giới thiệu và trình diễn những tính năng hữu ích của PMNM để người dùng biết rằng việc tiếp cận và sử dụng PMNM không quá khó như họ tưởng. Khi người dùng nhận thấy được lợi ích thực sự của PMNM, họ sẽ thấy việc chuyển đổi là cần thiết và đúng đắn.
Hall cũng khuyên rằng việc thay đổi nhận thức cũng cần bắt đầu từ trường học. Các trường đại học nên thành lập nhiều nhóm sinh viên để đào tạo về PMNM, chẳng hạn như cách sử dụng và hướng phát triển các dịch vụ trên nền tảng đó. Như vậy, vấn đề ở đây không còn là kỹ thuật nữa vì các phần mềm nguồn mở hiện nay rất mạnh và hoàn toàn có khả năng đáp ứng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dùng. Có chăng khó khăn vẫn là từ con người và các nước thành công trong ứng dụng PMNM hiện nay là những nước đã giải quyết được vấn đề đó một cách hiệu quả.
PMNM mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp
274
Bạn nên đọc
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Khắc phục kết nối Internet sau khi bị nhiễm virus
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Chạy Linux từ ổ USB Flash
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn cách quay lại khoảnh khắc Liên Quân
Hôm qua -
Cách ẩn danh sách bạn bè trên Facebook điện thoại, máy tính
Hôm qua -
Cách cắt ảnh thành hình tròn trên Canva
Hôm qua -
58 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về cuộc sống ẩn chứa những bài học ý nghĩa
Hôm qua -
Cách chặn cuộc gọi và tin nhắn thoại trên Telegram
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn ảnh dưới chữ trong PowerPoint
Hôm qua -
PowerPoint 2016: Tạo và mở bài thuyết trình
Hôm qua -
Hướng dẫn đổi thông tin học sinh trên VnEdu
Hôm qua -
Cách trải nghiệm Apple Music trên máy tính Windows
Hôm qua -
300+ tên nhóm hay và ý nghĩa
Hôm qua 6