Mỹ cấm Intel bán những con chip mà phía Trung Quốc đặt mua để nâng cấp chiếc siêu máy tính lớn nhất thế giới Tianhe-2 vì sợ rằng nó sẽ được dùng cho các hoạt động liên quan đến vũ khí hạt nhân.
Cuộc chiến Internet giữa Trung Quốc với Google tiếp diễn
Mỹ cấm Intel bán chip cho Trung Quốc (Flicker/ cell105)
Tianhe-2 có thể thực hiện một nghìn triệu triệu phép tính toán học mỗi giây. Mặc dù nó được phát triển trong nước nhưng nó lại sử dụng hàng chục ngàn bộ vi xử lí Xeon và Phi Xeon của Intel.
Intel đã bán các loại chip cho Trung Quốc trong nhiều năm qua, nhưng trong tháng 8-2015, Bộ Thương mại Mỹ cho biết tập đoàn Intel sẽ cần phải xin phép và được cấp giấy phép xuất khẩu thì mới có thể tiếp tục vận chuyển chip.
"Intel đã tuân thủ các thông báo và xin cấp giấy phép nhưng lại bị từ chối. Chúng tôi đã làm đúng theo luật Mỹ", nhà sản xuất chip cho biết trong một bài phát biểu về một dịch vụ mới-IDG vừa được phát triển.
Vào tháng 2/2015, Mỹ đưa vào danh sách đen bốn tổ chức của Trung Quốc mà Mỹ cấm doanh nghiệp của mình xuất khẩu một số sản phẩm.
Bốn tổ chức này gồm có Đại học Công nghệ Quốc Phòng Quốc gia Trung Quốc, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia, nơi lắp đặt Tianhe-2 và nơi lắp đặt chiếc Tianhe-1a.Theo thông báo từ Bộ Thương mại về việc từ chối xuất khẩu nói rằng các tổ chức nghi vấn trên đang "hành động trái với lợi ích về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ".
Các quy định xuất khẩu của Mỹ có những trích dẫn hướng đến các công nghệ có thể được dùng cho mục đích "thiết kế, phát triển, hoặc sản xuất vũ khí hạt nhân."
Cho đến lúc này, Mỹ vẫn không nói rõ ràng liệu có bằng chứng xác thực chứng minh những chiếc máy tính này đang được dùng cho nghiên cứu vũ khí hạt nhân hay không. Các quy định của Mỹ yêu cầu các quan chức nước này phải có "kiến thức đáng tin cậy hơn" về việc liệu các bộ vi xử lí sẽ được dùng gián tiếp hay trực tiếp trong dự án phát triển vũ khí hạt nhân."
Lệnh cấm này có thể sẽ chưa thúc giục Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp kĩ thuật cho riêng mình. Mỹ cũng quan tâm về mối liên kết tiềm ẩn giữa các công ty công nghệ Trung Quốc và gián điệp trong Chính phủ.
Mỹ không cho phép tập đoàn mạng lưới viễn thông lớn nhất thế giới là Huawei Technologies vận hành ở Mỹ với lí do e ngại về hệ thống gián điệp của Chính phủ Trung Quốc. Thực tế, các tài liệu của NSA bị rò rỉ (bởi gián điệp Trung Quốc) đã tiết lộ việc Mỹ cài hệ thống "cửa sau" vào hệ thống tập đoàn Huawei.