Apple đang trông giống điều Microsoft là 10 năm trước đây – một quái vật hình người, mình đầy lông lá vắt ép các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn.
Một người từng tạm thay thế Tổng giám đốc điều hành Apple Steve Jobs đã nói với tôi điều ngạc nhiên về sếp cũ của ông. “Steve là một người hết sức độc quyền”, ông nói. “Ông ấy rất giống Bill Gates (Chủ tịch hãng phần mềm Microsoft)”.
Đúng thế, Jobs đang gặt hái thành công. Quy mô vốn hóa thị trường của hãng máy tính Mỹ Apple tăng mạnh, vượt cả công cụ tìm kiếm Web khổng lồ Google, biến nó thành “Vua tài chính” ở thung lũng công nghệ cao nổi tiếng Silicon Valley. Apple vẫn chỉ chiếm 11% thị phần máy tính tiêu dùng Mỹ, theo hãng nghiên cứu NPD, song ảnh hưởng của nó lớn hơn nhiều thị phần đó. Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, biểu tượng máy nghe nhạc iPod thống lĩnh thị trường và kho nhạc trực tuyến iTunes đã bán được hơn 5 tỷ bài hát, đưa Apple thành nhà bán lẻ nhạc số 1 ở Mỹ, vượt cả Wal-Mart. Còn chiếc điện thoại di động cảm ứng iPhone của Apple xếp thứ 3 về điện thoại thông minh ở Mỹ.
Không lâu trước đây, Apple chỉ là nhà sản xuất PC thị trường ngách, bán cho những người hâm mộ nhãn hiệu cao cấp nhưng nhanh chóng tha thứ (hoặc thậm chí tán dương) những nhược điểm và kiểu cách của Apple. Song Apple sẽ không còn là kẻ chịu lép vế trên thị trường nữa. Trên thực tế, Apple đã bắt đầu trông giống như điều Microsoft đã là cách đây 10 năm – một công ty quá kiểm soát các phân đoạn thị trường nhất định đến nỗi các đối thủ nhỏ hơn có thể chỉ sống sót bằng cách dựa vào mẩu đầu thừa đuôi thẹo Apple dành cho hoặc tránh xa đường Apple đang đi (Apple từ chối bình luận về bài viết này).
CEO Apple Steve Jobs. Minh họa của Newsweek |
Trong tháng Một, Apple đã phản công lại, giới thiệu một catalog tên phim mở rộng khổng lồ, bắt đầu cho thuê cũng như bán. Không chỉ có thế, Apple tung ra phiên bản hộp TV (TV box) Apple mới, rẻ hơn và phù hợp với hầu hết các tính năng của Vudu. Nay Apple đang bán hoặc cho thuê hơn 50.000 phim mỗi ngày, còn Vudu đang sa thải nhân viên. Một nữ phát ngôn của Vudu nói công ty đang làm ăn tốt. Tôi nhận ra rằng đây cũng là điều các nạn nhân của Microsoft thường nói.
Điều sợ hãi thực sự về Apple là nó không chỉ sản xuất ra những sản phẩm bán chạy – Nó kiểm soát toàn bộ hệ sinh thái. Tương tự Microsoft kiểm soát cả hệ điều hành và các ứng dụng chạy trên đó, Apple sở hữu các nền tảng phần cứng nổi tiếng (iPod, iPhone) và điều hành kho duy nhất bán nhạc, phim và các chương trình phần mềm dành cho các nền tảng đó. Apple định giá và lấy 30% tiền.
Với iPhone, Apple quyết định các ứng dụng độc lập sẽ được phép chạy trên iPhone và Apple có thể gạt bỏ bất kỳ ứng dụng nào vào bất cứ lúc nào mà không cần giải thích – như đã xảy ra vào tháng Bảy đối với một số nhà phát triển các ứng dụng iPhone. “Tôi đã dành vài tuần để cố làm cho Apple hiểu qua email và điện thoại và họ không trả lời tin nhắn của tôi”, Cyrus Najmabadi, nhà phát triển một ứng dụng iPhone có tên Now Playing, một hướng dẫn nhà hát trực tuyến mà Apple giật đi hồi tháng Bảy sau khi nhận được một phàn nàn về chương trình (Najmabadi đã kiên nhẫn và cuối cùng Apple đã đưa ứng dụng của anh lên mạng; Apple từ chối bình luận về việc này).
Với các cửa hàng bán lẻ của mình, Apple kiểm soát hệ sinh thái khác – thị trường dành cho các phụ kiện iPod và iPhone như loa và vỏ. Apple quyết định khi nào các nhà sản xuất phụ kiện có thể tuyên bố sản phẩm mới và tính phí họ phải trả với các mức khác nhau, gồm phí đưa dòng chữ “Made for iPod”, tạm dịch: Sản xuất cho iPod trên sản phẩm. Một nhà sản xuất phụ kiện iPod – người đề nghị không nêu tên – tiết lộ Apple lấy 75% giá bán, để lại cho ông zero lợi nhuận khi ông bán chúng ở các cửa hàng Apple. Người này vẫn phải chấp nhận vì để sản phẩm của mình hiện diện ở các cửa hàng Apple cũng là cách để người dùng nhận thức về thương hiệu của ông, và ông có thể kiếm lợi qua việc bán các hệ thống loa qua Best Buy, Target và Circuit City.
Các thủ thuật của Apple có lẽ là kinh doanh thông minh: tại sao không vắt kiệt từng xu ở mỗi giao dịch? Vấn đề là nếu Apple vắt quá mạnh, một số đối tác có thể đi khỏi kinh doanh này, làm tổn hại hệ sinh thái. Cách hành xử áp bức cũng có thể đem lại phản ứng ngược lại, như đã xảy ra với Microsoft khi sức mạnh của công ty tăng lên vào những năm 1990. Ở Anh, nhà chức trách đã cấm một quảng cáo của Apple vì tuyên bố iPhone đem đến cho người dùng “mọi phần của Internet”. Ở Alabama (Mỹ), một phụ nữ đã đâm đơn kiện dân sự bởi chiếc di động iPhone 3G mới của bà không liên tục kết nối mạng không dây 3G. Vào tháng Bảy, MobileMe, một dịch vụ trực tuyến mới để đồng bộ hóa dữ liệu cá nhân cho iPhone và iPod Touch đã bị khách hàng la ó vì có một số lỗi nghiêm trọng. Apple sau đó an ủi khách hàng bằng cách miễn phí 3 tháng cho thuê bao.
Trong quá khứ, những thứ như thế này không thành vấn đề. Apple từng là một người chơi mà không ai thực sự quan tâm công ty ăn ở như thế nào. Tôi tự hỏi liệu Apple đôi khicó quên những ngày này.