Không chỉ Netflix, các App Developer khác cũng có thể chặn Android đã root tải ứng dụng về máy

Gần đây, một số người dùng điện thoại Android không thể tải về ứng dụng Netflix sau khi root máy Android. Ngoài ra, những người có trình khởi động không bị khóa (unlocked Bootloader) trên điện thoại cũng không thể tải xuống và cài đặt ứng dụng Netflix từ Google Play Store nữa.

Bootloader ở đây có thể hiểu là trình khởi động trên điện thoại, nó được lập trình và cài đặt sẵn ROM, được thực thi trước khi hệ điều hành bắt đầu chạy và quyết định tính năng nào người dùng được sử dụng hoặc bị hạn chế. Bootloader được tạo ra nhằm ngăn chặn người dùng cuối tự ý can thiệp sâu vào hệ điều hành (như chỉnh sửa file hệ thống, thêm bớt ứng dụng được cài đặt sẵn,...) hay chạy hệ điều hành không chính hãng.

Với Unlocked Bootloader thì người dùng có thể can thiệp sâu vào hệ thống, chạy hệ điều hành không phải từ hãng. Thiết bị có Unlocked Bootloader cũng khá giống với thiết bị đã bị root.

Thật kỳ lạ, ứng dụng Netflix vẫn tiếp tục hoạt động trên thiết bị đã root nhưng máy sẽ không thể tải ứng dụng hoặc nhận thêm những bản cập nhật trong tương lai. Netflix đã xác nhận rằng họ đã hạn chế tính khả dụng của ứng dụng trên các máy Android bị root.

Netflix chặn thiết bị Android đã root tải ứng dụng trên Play Store

Cùng lúc đó, Netflix cũng tuyên bố rằng họ đang sử dụng Widevine để chặn các thiết bị Android đã root, nhưng Android Police đã chỉ ra, tuyên bố này không thực sự đúng vì ứng dụng vẫn hoạt động trên thiết bị root, chỉ là không tìm thấy trong kết quả tìm kiếm của Play Store mà thôi. Hóa ra, cái mà Netflix thực sự dùng là chức năng mới của Play Console vừa được Google Play Store giới thiệu. Tính năng này là một phần trong rất nhiều thứ mà Google vừa công bố gần đây, vì thế, trước đó Netflix đã không đề cập đến nó một cách công khai.

Play Console nhận diện danh mục thiết bị mới, một phần trong mục quản lý phát hành, cho phép các nhà phát triển hạn chế danh sách các thiết bị có thể chạy ứng dụng. Tính năng này xem xét thiết bị bằng nhiều thuộc tính như RAM, SoC, chứng nhận an toàn SafetyNet Attestation. Nếu không đạt yêu cầu, nó sẽ loại bỏ thiết bị khỏi việc tìm thấy và cài đặt ứng dụng.

Nhà phát triển có thể chặn một số thiết bị Android nhất định cài đặt ứng dụng của họ dựa vào Play Console. Nghĩa là, không cho ứng dụng hiển thị hoặc thậm chí không thể cài đặt trực tiếp từ Play Store trên một số thiết bị nhất định, bao gồm cả những thiết bị đã được root trên ROM tùy chỉnh cũng như trên các trình giả lập Android và các thiết bị không được chứng nhận.

Cần nhấn mạnh rằng, SafetyNet chỉ ảnh hưởng đến thiết bị trong khi tìm ứng dụng trên Play Store, và nếu SafetyNet API đầy đủ không có trong ứng dụng, người dùng có thể lấy file APK từ nguồn khác, cài đặt và tận hưởng như bình thường. Nhưng sẽ chẳng có ai đảm bảo an toàn cho những tập tin đó cả.

Với chức năng mới nhất trên Play Console, các thiết bị Android đã root đang dần không thể tải về ứng dụng từ Play Store.

Thứ Sáu, 19/05/2017 10:10
31 👨 591
0 Bình luận
Sắp xếp theo