Bash ẩn đi nhiều công cụ mạnh và phím tắt. Nếu thường xuyên làm việc với dòng lệnh, công cụ này có thể giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Dưới đây là 10 tính năng hữu dụng nhất của Bash.
1. Dễ gọi lại lệnh
Bash theo dõi mọi lệnh thực thi trong một bộ đệm lược sử, và cho phép người dùng gọi lại những lệnh trước đó bằng cách dùng phím Up (lên) và Down (xuống) để lựa chọn. Thậm chí người dùng có thể gọi lại lệnh thực thi trước đó nhanh hơn nữa bằng cách nhập một vài kí tự đầu tiên của lệnh sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl+R, sau đó bash sẽ kiểm tra lược sử lệnh để tìm ra những lệnh phù hợp nhất với điều kiện tìm và hiển thị chúng trên giao diện console. Nhấn tiếp tổ hợp phím Ctrl+R để xem danh sách lệnh phù hợp tiếp theo.
2. Sử dụng bí danh lệnh
Nếu thường xuyên chạy một lệnh trên cùng một nhóm tùy chọn, bạn có thể sử dụng bash để tạo một bí danh cho lệnh này. Bí danh này sẽ bao gồm những tùy chọn được yêu cầu, vì vậy bạn sẽ không cần phải ghi nhớ chúng hay đặt lại những tùy chọn này mỗi khi chạy lại nó. Ví dụ, nếu thường xuyên sử dụng lệnh ls với tùy chọn -l để xem một danh sách thư mục chi tiết, bạn có thể sử dụng lệnh bash> alias ls='ls -l' để tạo một bí danh tự động tích hợp tùy chọn -l.
Khi bí danh này đã được tạo, nhập ls vào dấu nhắc lệnh, bash sẽ gọi bí danh này và kết xuất kết quả -l của lệnh ls. Bạn có thể xem danh sách bí danh hiện có bằng cách dùng lệnh alias (không có đối số), và xóa một bí danh với lệnh unalias.
3. Sử dụng Filename Auto-Completion
Bash hỗ trợ Filename Auto-Completion tại thông báo lệnh. Để sử dụng tính năng này, nhập những chữ cái đầu tiên trong tên file, sau đó tab.bash sẽ kiểm tra thư mục hiện thời, cũng như mọi thư mục khác trong Search Path (đường dẫn tìm kiếm), để tìm ra file có tên phù hợp nhất với điều kiện tìm. Nếu tìm thấy nhiều kết quả, bạn sẽ được nhắc nhở lựa chọn ra một kết quả.
4. Hiệu chỉnh dòng lệnh bằng phím tắt
Bash hỗ trợ nhiều phím tắt để điều khiển và hiệu chỉnh dòng lệnh. Ví dụ:
- Tổ hợp phím Ctrl+A di chuyển con trỏ lên đầu dòng lệnh.
- Tổ hợp phím Ctrl+E di chuyển con trỏ đến cuối dòng lệnh.
- Tổ hợp phím Ctrl+W xóa từ đứng trước con trỏ.
- Tổ hợp phím Ctrl+K xóa mọi kí tự sau con trỏ.
- Tổ hợp phím Ctrl+Y khôi phục xóa.
5. Tự động thông báo thư mới
Người dùng có thê cấu hình bash tự đông thông báo khi có thư đến bằng cách cài đặt biến số $MAILPATH chỉ vào mail spool cục bộ. Ví dụ, lệnh bash> MAILPATH='/var/spool/mail/user' và bash> export MAILPATH Causes bash sẽ đưa ra thông báo trên giao diện console của user mỗi khi mail spool của user có một tin nhắn mới.
6. Chạy tác vụ trong Background
Bash cho phép người dùng chạy một hay nhiều tác vụ trong một background, và lựa chọn hoãn hay chạy lại một tác vụ hiện thời bất kì. Để chạy một tác vụ trong background, chỉ cần thêm một ký tự “&” vào cuối dòng lệnh. Ví dụ:
bash> tail -f /var/log/messages &
Mỗi tác vụ chạy trên background theo phương pháp này sẽ được gán một ID ược in ra giao diện console. Một tác vụ có thể được đưa trở lại foreground bằng lệnh fg jobnumber, trong đó jobnumber là ID của tác vụ bạn muốn đưa lên foreground. Ví dụ:
bash> fg 1
Bạn có thể xem danh sách tác vụ đang thực hiện bằng cách nhập lệnh jobs vào dấu nhắc lệnh trong bash.
7. Truy cập nhanh vào thư mục thường sử dụng
Có thể bạn đã biết biến số $PATH trong Search Path của bash, Search Path là những thư mục được tìm kiếm tiếp theo sau khi đã tìm kiếm trong thư mục hiện thời. Tuy nhiên bash cũng hỗ trợ biến số $CDPATH liệt kê những thư mục mà lệnh cd sẽ truy lục khi cố gắng thay đổi thư mục. Để sử dụng tính năng này, trước tiên cần phải gán biến số $CDPATH cho một danh sách thư mục. Ví dụ:
bash> CDPATH='.:~:/usr/local/apache/htdocs:/disk1/backups'
bash> export CDPATH
Từ giờ, bất cứ khi nào lệnh cd được sử dụng, bash sẽ kiểm tra mọi thư mục trong danh sách $CDPATH để tìm ra những thư mục có tên phù hợp nhất.
8. Thực hiện tính toán
Bash có thể thực hiện một số phép tính đơn giản trong môi trường lệnh. Để sử dụng tính năng này, người dùng chỉ cần nhập biểu thức toán học cần thực hiện vào dấu nhắc lệnh bên trong hai ngoặc đơn, sau đó bash sẽ tính toán và phản hồi kết quả. Ví dụ, khi nhập lệnh bash> echo $((16/2)), bash sẽ trả về kết quả là 8.
9. Tùy chỉnh thông báo trên giao diện
Người dùng cũng có thể tùy chỉnh lời nhắc trong thông báo lệnh của bash để hiển thị tên người dùng, tên máy chủ, thời gian hiện tại, mức trung bình tải và/hoặc thư mục hiện đang làm việc.
Để hiển thị những thông tin này, người dùng phải thay đổi biến số $PS1 như sau:
bash> PS1='\u@\h:\w \@> '
bash> export PS1 root@medusa:/tmp 03:01 PM>
Sau đó tên của người dùng đang đăng nhập, tên máy chủ, thư mục hiện đang làm việc và thời gian hiện tại sẽ được hiển thị trên lời nhắc trong giao diện bash. Bạn cũng có thể xem danh sách kí hiệu của bash trong trang hướng dẫn.
10. Hướng dẫn sử dụng lệnh
Bash còn có tính năng trợ giúp sử dụng tất cả các lệnh tích hợp trên nó. Bạn chỉ cần nhập help vào dấu nhắc lệnh để xem danh sách tất cả các lệnh tích hợp trên bash. Để xem trợ giúp cho mỗi lệnh, nhập lệnh help command, trong đó command là lệnh bạn muốn được trợ giúp. Ví dụ:
bash> help alias
...some help text...
Do đó, bạn có thể xem chi tiết trợ giúp trên giao diện bash bằng cách nhập man bash vào dấu nhắc lệnh.