Từ khi Intel và Micron giới thiệu công nghệ lưu trữ 3D XPoint vào năm 2015, thế giới đã mong chờ họ sẽ dùng nó để sản xuất bộ nhớ mới.
3D XPoint mang cả tính chất của bộ nhớ flash và DRAM. Giống flash, nó có độ bền, giữ được dữ liệu ngay cả khi tắt hệ thống và có mật độ dày đặc gấp 10 lần DRAM. Như DRAM, nó hỗ trợ độ trễ thấp. Intel cũng nói rằng nó có số lần ghi (tỉ lệ chịu ghi - write endurance) tốt hơn nhiều bộ nhớ flash.
Kết hợp những điều này sẽ cho ra bộ nhớ trông giống DIMM, hệ thống lại nhận diện như DDR4 RAM, nhưng lại có sức chứa lớn, độ bền cao: dữ liệu viết vào RAM được lưu trữ vĩnh viễn. Bộ nhớ như vậy rất hấp dẫn với khả năng áp dụng rộng rãi, ví dụ như cơ sở dữ liệu không cần quan tâm tới việc truyền dữ liệu về ổ đĩa, một ngày nào đó có thể tạo ra những thay đổi trong thiết kế của OS và phần mềm.
Dù bộ nhớ lâu bền là ứng dụng đáng chú ý nhất của 3D XPoint nhưng sản phẩm đầu tiên ra thị trường lại chỉ là ổ lưu trữ thông thường, có tên Optane. Đây là các ổ lưu trữ cho doanh nghiệp, còn với người dùng cá nhân thì chỉ là các thẻ M.2 chuyên dụng đi kèm với ổ xoay (spinning disk) để tạo ra một bản lai tốc độ cao.
Đúng là 3D XPoint có một số lợi ích so với ổ SSD flash, như độ trễ siêu thấp, hoạt động I/O chịu được khối lượng đọc/viết nặng, đây vẫn chưa phải những gì chúng ta mong đợi.
Hôm nay Intel đã tuyên bố ra đời Intel Optane DC Persistent Memory, bộ nhớ DDR4 (dung lượng 128GB, 256GB và 512GB) dùng 3D XPoint thay vì các cell DRAM truyền thống. Độ trễ tệ hơn DDR4 nhưng các thẻ thì bền hơn. Dù dùng hình dạng chuẩn DDR4 nhưng nó chỉ hỗ trợ CPU Xeon của Intel.
Bộ nhớ kết hợp nhiều khả năng từ cả flash và DRAM
Intel đang muốn dùng bộ nhớ mới để tăng số lượng bộ nhớ cho vi xử lý, giảm độ trễ vẫn thường xảy ra khi chuyển dữ liệu từ bộ nhớ sang thiết bị lưu trữ. Điều này rất hữu ích với khối lượng công việc như cơ sở dữ liệu hay bộ nhớ đệm.
Độ bền ở đây có nghĩa là máy chủ mới khởi động lại không cần tải hàng TB dữ liệu vào bộ nhớ mà tất cả đều nằm sẵn trong đó rồi. Bộ nhớ bền có nhiều tác dụng tới các nhà phát triển phần mềm nên Intel cũng có kế hoạch giúp họ truy cập từ xa bằng Optane Persistent Memory để phát triển, kiểm thử phần mềm có khai thác lợi ích của tính năng này.
Ngoài các thông tin cơ bản, còn nhiều điều chúng ta chưa biết về Optane DC Persistent Memory: khả năng hoạt động, độ bền, lượng điện tiêu thụ, tương thích với hệ thống/vi xử lý nào… Intel cũng không nói rõ khi nào sản phẩm này ra mắt. Có thể họ sẽ tung ra rộng rãi vào năm 2019 nhưng sẽ có người dùng được chọn trải nghiệm sớm trong năm nay.
Xem thêm: