Vị trí độc tôn của Google trong lĩnh vực tìm kiếm Web là một thực tế không thể bàn cãi. Cái bóng quá lớn của Google khiến cho những đối thủ nhăm nhe nhảy vào lĩnh vực này đều cảm thấy ngần ngại. Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi nhiều và không có gì là mãi mãi. Tuy đứng ở vị trí số 1 nhưng Google cũng đang phải vật lộn với nhiều tên tuổi mới chỉ chờ hãng này sơ hở là nhảy vào thế chỗ.
Một trong những “lính mới” mà giới chuyên môn thường hay nhắc tới trong thời gian gần đây là công cụ tìm kiếm Stephen Wolfram của tác giả cùng tên sống tại Anh, vốn là một nhà toán học. Stephen Wolfram là dịch vụ tìm kiếm kiểu mới, giúp đưa ra câu trả lời cụ thể đối với các từ khóa tìm kiếm của người dùng, hơn là đưa ra một loạt các trang web tham chiếu. Còn IBM cũng không đứng ngoài cuộc, hãng này dự kiến sẽ giới thiệu một chương trình máy tính tự đưa ra câu trả lời. Và Microsoft cũng có kế hoạch tái khởi động dịch vụ tìm kiếm Windows Live vào mùa xuân này, mặc dù các chi tiết liên quan vẫn được giữ kín.
Nhăm nhe “chiếc bánh tìm kiếm” 20 tỉ USD
Vậy tại sao lại có nhiều tên tuổi mới tham gia vào lĩnh vực tìm kiếm mặc dù biết rằng đó là thị trường khó nhằn. Tất cả chỉ vì tiền! Không có hãng nào có thể làm ngơ chiếc cái bánh trị giá 20 tỉ USD của thị trường tìm kiếm mà phần lớn vẫn đang nằm trong tay Google. Sự tham gia của những hãng này còn giúp thúc đẩy quá trình cải tổ dịch vụ tìm kiếm hiện nay. Nếu như truyền thống vẫn là hiển thị kết quả tìm kiếm theo danh sách thì nay hướng đi mới sẽ là trả lời luôn câu hỏi của người dùng. Các đối thủ của Google và bản thân của hãng này cũng lấy hướng đi này làm trọng tâm cho sự phát triển công cụ tìm kiếm thời gian tới. Sự cải tiến này sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng, trước mắt là tiết kiệm thời gian, thứ đến là nhận được ngay thông tin cần tìm một cách thiết thực nhất.
Tuy được coi là đối thủ cạnh tranh của Google, nhưng theo giới phân tích, nhưng tên tuổi mới trong lĩnh vực tìm kiếm mới chỉ đóng vai trò bổ trợ chứ chưa thể cạnh tranh trực tiếp với Google. Google vẫn có cái uy của một “ông lớn” mà không có hãng nào theo được. Với lại khó có thể thay đổi thói quen tìm kiếm của người dùng trong một sớm một chiều. Ngoài ra, Google cũng rất chăm chút cho sản phẩm của mình, hãng này luôn tìm cách cải tiến dựa theo những phản hồi thiết thực từ cộng đồng người dùng. Việc làm này giúp cho Google luôn mới và luôn hữu ích trong con mắt người dùng. Ngoài chủ đích cải tổ công cụ tìm kiếm phục vụ người dùng, Google còn muốn đánh bật những đối thủ cạnh tranh khác, bởi khi đã quen với một công cụ tìm kiếm nào đó, người dùng ít khi quan tâm tới những dịch vụ tương tự khác.
Tìm kiếm thế hệ mới
Tuy nhiên, Google vẫn chưa phải là tất cả, có rất nhiều tính năng mà Google còn thiếu, và sự xuất hiện của những tên tuổi mới là đề bù trừ vào phần còn thiếu này. Một trong những công cụ tìm kiếm tham vọng nhất hiện nay là WolframAlpha. Sở dĩ cái tên này được nhắc tới nhiều bởi nó có hướng tiếp cận rất mới lạ trong việc thu thập thông tin và hiển thị kết quả. Nền tảng quan trọng của WolframAlpha chính là 250 cơ sở dữ liệu của chính phủ các các tổ chức công cộng. Chính vì vậy dữ liệu được tìm kiếm một cách nhanh chóng, và rất hữu ích (gồm cả bảng biểu, số liệu phân tích…). “Cái chính là chúng tôi cung cấp cho người dùng những kiến thức chuyên sâu”, Wolfram cho hay.
Chẳng hạn như tìm kiếm với từ khóa "New York Tokyo", người dùng sẽ được trả về số dân, bản đồ của hai thành phố, kèm theo cả thời gian bay dự kiến giữa hai địa điểm này. Còn khi tìm kiếm với từ khóa "$100,000 at 5% ARM", bạn sẽ nhận được một bảng biểu chi tiêu thế chấp và cân đối chi phí. “Nếu bạn tìm kiếm theo kiểu truyền thống, bạn sẽ được trả về những kết quả tham chiếu. Còn với chúng tôi, bạn sẽ được trả lời một cách thiết thực và trực diện nhất”, Wolfram khẳng định. Khác với các công cụ tìm kiếm còn lại, hoặc là WolframAlpha trả lời chính xác, hoặc là không trả lời gì cả (đối với những yêu cầu không có trong cơ sở dữ liệu).
Các tên tuổi mới đang tìm cách khai thác những lĩnh vực dữ liệu mà Google chưa “sờ tới”. Chẳng hạn như Twitter, cho phép người dùng đăng tải những thông điệp công cộng về những việc mà họ đang làm, hoặc đang nghĩ, cũng vừa bổ sung thêm chức năng tìm kiếm những chủ đề được đăng tải trên công cụ này. Twitter cũng là nơi để người ta biết về những gì đang diễn ra trên toàn thế giới theo lời tường thuật của các thành viên. Trong khi đó Google phải mất vài tiếng hoặc vài ngày mới sâu chuỗi được các trang web, và cũng không hiển thị kết quả mang tính trực tiếp.
Yếu tố con người trong tìm kiếm
Có lẽ một trong những cải tiến quan trọng nhất của công cụ tìm kiếm mới là đưa mọi người và kiến thức tới gần nhau hơn. Chẳng hạn như Aardvark (mới thuê 5 nhân viên của Google), cho phép người dùng có thể gửi câu hỏi bằng IM hoặc e-mail cho bạn bè để họ trả lời cho những thắc mắc cụ thể. Nếu hỏi Aardvark đâu là chiếc xe đạp đường trường tốt nhất cần mua thì bạn bè sẽ trả lời bạn bằng những thông tin cụ thể và hữu ích nhất.
Hay như Mahalo.com, sử dụng nhân viên để trả lời thay cho thuật toàn máy tính, có cách tổ chức kết quả tìm kiếm một cách hữu hiệu nhất. Tuy cũng lấy kết quả tìm kiếm từ những công cụ khác nhưng Mahalo.com biết cách loại bỏ những thông tin thừa thãi và không cần thiết, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng.
Còn Microsoft, vốn bị Google cho "hít khói" trên thị trường tìm kiếm, cũng sẽ ra mắt dịch vụ cải tổ vào mùa xuân này. Microsoft sẽ cung cấp cho người dùng tất cả công cụ và trang tìm kiếm so sánh cho một từ khóa nhất định.
Đứng trước sự hối hả của đối thủ cạnh tranh, Google cũng tự làm mới mình bằng những tính năng cải tiến. Trang kết quả tìm kiếm của Google không chỉ có mỗi text mà sẽ được lồng thêm cả ảnh, bản đồ, và các thông tin liên quan khác. Hồi cuối tháng 3 vừa qua, Google đã công bố một công nghệ có thể hiểu được nghĩa của từ và những từ liên quan.
Các dịch vụ tìm kiếm có thể kiếm tiền theo nhiều cách. Cách thức kiếm tiền chủ đạo của Google là quảng cáo. Còn WolframAlpha cũng sẽ kiếm tiền bằng quảng cáo, song song với việc cấp phép công nghệ cho doanh nghiệp để triển khai trên cơ sở dữ liệu nội bộ.
Google với cuộc chiến bảo vệ ngôi vị
424
Bạn nên đọc
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách sửa lỗi Android Auto không hoạt động
Hôm qua -
Cách tự động chỉnh kích thước bảng Word
Hôm qua -
Hướng dẫn chỉnh sửa địa điểm trên Google Maps
Hôm qua -
Cách thêm điểm dừng tab trong Google Docs
Hôm qua -
Cách tải, cài đặt và cập nhật driver microphone Win 10
Hôm qua -
7 cách sửa lỗi "Compressed (Zipped) Folder Is Invalid" trên Windows
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 1): Làm quen với giao diện Ribbon
Hôm qua -
Hướng dẫn sửa lỗi WinRAR diagnostic messages, file nén tải về bị lỗi
Hôm qua 1 -
Cách di chuyển bảng trong Word
Hôm qua -
Lời chúc Valentine ngọt ngào cho người yêu ở xa
Hôm qua